Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2016 | 7:26

Năm 2017, Syngenta sẽ cung cấp cho thị trường 2 - 3 giống lúa lai

Đó là khẳng định của ông John Ramsay, quyền Giám đốc điều hành Tập đoàn Syngenta nhân chuyến thăm và làm việc chính thức tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến đi, ông John Ramsay đã đến trao đổi và làm việc với các đối tác chính của Syngenta tại Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Syngenta đã thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều doanh nghiệp Việt nhằm mang đến những sản phẩm chất lượng cao và giải pháp tiên tiến nhất gần hơn với nông dân. Cho đến nay, bất chấp những khó khăn thách thức của ngành nông nghiệp, Syngenta cùng các đối tác vẫn luôn cam kết sát cánh, đồng lòng và hỗ trợ nhau trên cơ sở học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn nhân lực để cùng nhau cải thiện chất lượng sản phẩm, giúp nông dân cải thiện năng suất mùa vụ. Ông John Ramsay ghi nhận những khó khăn cũng như nỗi lo của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và cam kết sẽ ghi nhận và thảo luận những thách thức này với các nhà khoa học của Syngenta tại các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới để có thể tìm ra các giải pháp ngắn và dài hạn cho nông nghiệp Việt Nam.

Ông John Ramsay đến trăm Trung tâm Nghiên cứu Định Thành.

Đến thăm Trung tâm Nghiên cứu Định Thành của tập đoàn Lộc Trời, trung tâm nghiên cứu về nông nghiệp lớn nhất hiện nay do tư nhân đầu tư và vận hành mà Syngenta giữ vai trò cố vấn và hỗ trợ về công nghệ, ông John Ramsay bày tỏ ấn tượng trước cơ sở vật chất hiện đại của trung tâm cũng như chất lượng của đội ngũ nhân tài khoa học đã và đang làm việc tại đây. Syngenta sẽ tiếp tục phát huy vai trò cố vấn, chuyển giao và hỗ trợ phát triển công tác nghiên cứu khoa học tại trung tâm để có thể tạo ra được những giải pháp nông nghiệp tiên tiến có khả năng ứng dụng cao phù hợp với điều kiện canh tác của nông dân Việt Nam.

Việt Nam là một thị trường tiềm năng và giữ vị trí chiến lược cho hoạt động của Syngenta tại khu vực châu Á. Là nước xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới, sự ổn định và phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam chính là góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho hơn 9 tỷ người trên toàn cầu. Đó là lý do Syngenta luôn nỗ lực hết sức để nâng cao năng suất cây trồng tại Việt Nam. Năm 2015, Syngenta là công ty đầu tiên đem công nghệ chuyển gen đến Việt Nam và những số liệu đã chứng tỏ công nghệ này giúp nông dân tăng từ 10 – 20% năng suất, lợi nhuận tăng từ 20 – 50%. Syngenta cũng là công ty nước ngoài đầu tiên đầu tư hơn 30 tỷ đồng (giai đoạn 1) vào Trung tâm Nghiên cứu Lúa lai tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Giai đoạn 2 của dự án dự kiến được khởi động vào năm 2017 sẽ tiếp tục mở thêm diện tích với những phòng thí nghiệm hiện đại để ứng dụng công nghệ cao vào lai tạo như nuôi cấy bao phấn, đánh giá tính kháng sâu bệnh nhân tạo, đánh giá chất lượng hóa sinh của hạt gạo. Hiện đã có một giống lúa được lai tạo từ trung tâm này được đưa vào khảo nghiệm sản xuất trong hệ thống khảo nghiệm quốc gia, dự kiến đến năm 2017 Syngenta sẽ cho ra thị trường 2-3 giống lúa lai chất lượng và năng suất cao phục vụ sản xuất.

Ông John Ramsay cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác trong phạm vi rộng nhất có thể: từ các tổ chức phi chính phủ đến các nhà hoạch định chính sách; từ công ty thực phẩm cho đến nông dân; từ nhân viên văn phòng cho đến các cộng đồng nông thôn nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng như năng suất cây trồng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Hành động quyết liệt của Nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, mạnh tay truy quét và xử lý các trường hợp sản xuất và tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật giả, v.v. là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, cần có sự đồng lòng hợp tác của nhiều bên có liên quan để có thể đạt được thành công. Ông cho biết: “Chúng tôi ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình, không chỉ giúp nông dân có mùa vụ bội thu thông qua những sản phẩm và giải pháp chúng tôi cung cấp, mà còn nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và môi trường nông thôn”.

Khánh Nguyên

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top