Tuần qua, nắng nóng ở Nghệ An liên tục trên 40 oC, nhưng vườn lan cảnh ở Nghi Ân, vẫn đượm sắc màu.
Ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Kim Mỹ, xã Nghi Ân, TP. Vinh (Nghệ An), cho biết, vườn hoa cây cảnh, cây cồng trình, cây bóng mát của ông có diện tích trên 4.000 m2.
Ông Đồng, cùng cán bộ Phòng Kinh tế T.p Vinh thăm vườn lan
Tuy nhiên, gần 1 năm nay, ông đã du nhập thêm giống lan Mocara (Thái Lan) màu đỏ đun, hay còn gọi là màu huyết dụ; màu vàng và màu tím để trồng thử nghiệm. Đây cũng là mô hình lan nhập ngoại thành công đầu tiên của Thành phố Vinh.
Nếu như trước đây, lan chỉ bán vào dịp Tết, nay được bán quanh năm, điều này đáng được ghi nhận, ở một địa phương không có nhiều lợi thế như xứ Nghệ, đầy nắng nóng và gió phơn Tây Nam.
Nhất là khi, lan thuộc loài khó tính, ví như: thích mát mẻ, nhưng lại không ưa gió mạnh; thích ấm, song lại không chịu được nắng nóng. Theo đó, hoa lan chỉ ưa nhiệt độ trung bình, khoảng 24 – 25 độ, trong khi Nghệ An, nhất là mùa hè, nắng nóng thường xuyên ở ngưỡng 40 oC.
Vì những đặc tính trên của lan, nên nhà vườn thường tưới phun sương 1 lần/ngày vào buổi sáng, hoặc giữa trưa để giữ ẩm cho cây.
Hiện, vườn lan của ông Đồng có trên 1.000 gốc, cây giống, loại đắt nhất 100.000 đồng/cây, rẻ nhất 45 – 50.000 đồng/cây; giá bán ra vào dịp Tết 300.000 đồng/cây; ngày thường, giá rẻ hơn.
Chăm sóc vườn lan trong nhà màn
Theo đó, lan được trồng trong giá thể bằng vỏ lạc, hoặc trấu úm, với độ dày khoảng 20cm. Cản trở lớn nhất đối với người trồng lan là nấm và sâu bệnh, nếu bị nhiễm, rất khó chữa, vì vậy, phòng bệnh vẫn là chính. Vì vậy, nhà vườn định kỳ 2 lần/tháng, phun thuốc nấm Dorimin để phòng bệnh cho lan.
“Ngoài lan Thái, nhà vườn còn có hàng ngàn cây công trình, cây bóng mát; các lọại hoa cây cảnh, khách hàng mua nhiều nhất lên đến hàng trăm cây, giá bình quân 250 – 300.000 đồng/cây.
Về cây giống, nhà vườn có cây ăn quả các loại như: cam, quýt, bưởi, vú sữa, giá bình quân 40 – 50.000 đồng/cây. Cây công trình, xoài, sấu, sưa, bằng lăng, bình quân 20 – 40.000 đồng/cây.
Bình quân hàng năm thu nhập từ hoa, cây cảnh, lãi ròng 200 – 300 triệu đồng/năm” – ông Đồng chia sẻ.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…