Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 1 năm 2017 | 9:0

Ngành điều dự báo sẽ cán mốc 3 tỷ USD trong năm 2017

Hiện, Việt Nam là nước chế biến, xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 28% lượng điều thô chế biến và trên 40% lượng điều nhân xuất khẩu toàn cầu trong năm 2016.

Trong năm 2017, ngành điều được dự báo sẽ xuất khẩu cán mốc 3 tỷ USD.

Thông tin trên được ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết tại hội nghị tổng kết ngành điều Việt Nam 2016 và phương hướng hoạt động kinh doanh 2017 vừa được Vinacas tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Theo Vinacas, mặc dù nhu cầu tiêu thụ hạt điều được dự báo là tiếp tục tăng, tuy nhiên do phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên Vinacas lưu ý các doanh nghiệp cần thận trọng trong hoạt động kinh doanh, phải thường xuyên theo dõi sát thị trường và không nên thực hiện các hợp đồng giao xa để tránh rủi ro.

Trong năm 2016, khối lượng điều nhân sơ chế xuất khẩu đạt 348.000 tấn, giá trị trên 2,8 tỷ đô la Mỹ, cộng với 200 triệu giá trị xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu và dầu điều, chiếm gần 10% tổng giá trị.

Vinacas dự báo trong năm 2017, cả nước sẽ xuất khẩu 360.000 tấn nhân điều, với kim ngạch ước đạt 3 tỷ đô la Mỹ, tăng khoảng 3,4% về lượng và 5,6% về giá trị so với năm trước đó.

Theo ông Nguyễn Đức Thanh, nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bậc này là do sản lượng chế biến điều năm nay của Việt Nam đạt kỉ lục với trên 1,5 triệu tấn hạt điều, cùng với sự ổn định của thị trường và đà tăng của giá xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu điều năm 2016 tăng hơn 19% so với năm 2015.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả xuất khẩu ấn tượng như trên, trong năm 2016 các doanh nghiệp đã phải nhập khẩu sản lượng điều thô lớn nhất từ trước đến nay là 1,06 triệu tấn, tăng 14% so với năm trước đó, chủ yếu từ khu vực châu Phi.

Chủ tịch Vinacas cũng cảnh báo, việc nhập khẩu điều thô đã kéo theo những tiềm ẩn rủi ro cho doanh nghiệp trong vấn đề thanh toán quốc tế. Nhiều hợp đồng đã ký, mở L/C nhưng đối tác không thực hiện hợp đồng, tình trạng trì hoãn giao hàng diễn ra phổ biến. Một số doanh nghiệp phải hủy hợp đồng xuất khẩu điều nhân do không có nguyên liệu để chế biến. Điều này ảnh hưởng lớn đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu.

“Tình trạng này có thể còn tiếp diễn trong thời gian tới khi công nghệ chế biến điều của Việt Nam khá phát triển, nguyên liệu nội địa không đủ đáp ứng cho nhu cầu. Do vậy, các doanh nghiệp cần thận trọng trong kinh doanh, phải thường xuyên theo dõi sát thị trường và không nên thực hiện các hợp đồng giao xa để tránh rủi ro”, ông Thanh nhấn mạnh.

Vinacas trích dẫn dự báo của Hội đồng hạt quả khô quốc tế (INC) cho thấy, nhu cầu tiêu thụ hạt nói chung và hạt điều trên toàn cầu tiếp tục tăng với tốc độ ổn định, sản lượng gia tăng bình quân 10%/năm, do ngày càng có những báo cáo khoa học chứng minh lợi ích đối với sức khỏe con người của hạt điều và các loại hạt khác.

Hiện Mỹ, Hà Lan và Trung Quốc là những thị trường nhập khẩu nhân điều lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ dự báo còn tăng, tuy nhiên ở mỗi thị trường có mức độ khó khăn khác nhau.

Ông Vũ Thái Sơn, Tổng Giám đốc Công ty CP Long Sơn cho rằng, trong tương lai khả năng Chính phủ Trung Quốc sẽ siết mua bán tiểu ngạch và ép các doanh nghiệp mua bán thanh toán qua ngân hàng để kiểm soát thuế nội địa của họ. Do vậy, tương lai xuất khẩu điều chính ngạch sẽ càng tăng dần. Đồng thời sẽ tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm khi mà mức sống của họ cao. “Mặc dù là đối tác thương mại lớn của ngành điều Việt Nam với thị phần nhập khẩu nhân điều chiếm khoảng 14%, tuy nhiên, trong tương lai nhiều khả năng Trung Quốc sẽ là đối thủ lớn của các doanh nghiệp điều Việt Nam”, ông Sơn cảnh báo.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Tổng Thư ký Vinacas cho biết, một số thương nhân Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến thị trường này và đã có một số nhà máy chế biến điều của Trung Quốc mọc lên ở khu vực biên giới giáp Việt Nam. Hơn nữa, xu hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và mạnh mẽ hơn sẽ là cơ hội cho các thương nhân Trung Quốc muốn đầu tư vào ngành điều.

Năm 2016, hạt điều Việt Nam được xuất khẩu sang 90 thị trường, trong đó Mỹ chiếm thị phần cao nhất với khoảng 35%, các quốc gia châu Âu và Anh Quốc là 25% và Trung Quốc là 18%.

Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu điều hiện nay khoảng 400 doanh nghiệp, tuy nhiên trên 50% thị phần xuất khẩu điều tập trung chủ yếu ở khoảng 30 doanh nghiệp lớn.

Quang Minh

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top