Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 6 năm 2020 | 18:44

Ngành nông nghiệp Hà Tĩnh - Dấu ấn một nhiệm kỳ

Thành quả của nhiệm kỳ 2015 - 2020 là tiền đề quan trọng để ngành nông nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục vượt qua những khó khăn, thách thức để phát triển nhanh và bền vững hơn.

Dấu ấn một nhiệm kỳ
 
Nhiệm kỳ 2015 - 2020, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh đã có bước phát triển nhanh với nhiều chỉ số tăng trưởng ấn tượng, kinh tế nông thôn phát triển khá, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh, một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực luôn phát triển đột phá theo hướng hiện đại.
 
aaa.JPG
 
Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, thị trường thuận lợi đã tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng: Tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực có lợi thế (như cam, bưởi Phúc Trạch, rau củ quả thực phẩm, chè xuất khẩu, chăn nuôi lợn, bò, hươu, nuôi tôm, khai thác hải sản, gỗ nguyên liệu rừng trồng) tăng từ 30,4% (năm 2015) lên trên 46% (năm 2020); chăn nuôi trong cơ cấu GTSX nông nghiệp tăng từ 48,8% lên trên 53,2%, trồng trọt giảm từ 49% xuống còn dưới 43%; lâm nghiệp trong tổng GTSX nông lâm thủy sản tăng từ 6,4% lên 7,8%, thủy sản tăng từ 12,4% lên 16,5%.
 
Sau 5 năm cơ cấu lại, giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích sản xuất trồng trọt tăng từ 70 triệu đồng/ha (năm 2015) lên ước đạt 90 triệu đồng/ha (năm 2020).
 
lvs.JPG
Nông dân xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) áp dụng KHKT vào sản xuất dưa lưới cho hiệu quả kinh tế cao.
 
 
Trong 5 năm qua, đã có khoảng hơn 20 loại giống cây trồng mới, 10 loại giống thủy sản, 3 loại giống lâm nghiệp và hàng trăm tiến bộ kỹ thuật công nghệ được ứng dụng, chuyển giao, đưa vào sản xuất nông, lâm, thủy sản. Đến nay, toàn tỉnh có 525 HTX nông nghiệp đang hoạt động; có 3.220 THT, 238 trang trại.
 
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, từ một tỉnh có điểm xuất phát thấp, điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, cách làm sáng tạo, hiệu quả nên Hà Tĩnh đã đạt được kết quả khá toàn diện, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm QPAN.
 
ts2.JPG
Xây dựng NTM nhiều miền quê ở Hà Tĩnh sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đến nay, đã có 201 xã đạt chuẩn (chiếm 88% tổng số xã; sau sáp nhập xã, đến nay có 154/182 xã đạt chuẩn, chiếm 84%); có 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (huyện Nghi Xuân, Can Lộc, đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới); 3 huyện có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (Đức Thọ, Lộc Hà và Thạch Hà); tỷ lệ hộ nghèo còn 4,53%; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 30,5 triệu đồng.
 
a8.JPG
 
Hà Tĩnh có 72 sản phẩm được đánh giá đạt chuẩn OCOP (3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 69 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao)
Đã có trên 140 sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất đăng ký tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); trong đó có 72 sản phẩm được đánh giá đạt chuẩn OCOP (3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 69 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao).
 
Phấn đấu xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM trước năm 2025
 
Với phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương – Đổi mới - Phát triển và xác định Chủ đề: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ, đoàn kết, đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.
 
12.JPG
Hà Tĩnh phấn đấu xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM trước năm 2025.
 
Phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn qua, với nỗ lực, quyết tâm cao, ngành nông nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục đặt mục tiêu khá cao cho giai đoạn tới theo Với định hướng cơ bản là: Có 100% số xã, 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 30% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 10% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 60% thôn đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Đến năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới.
 
dt5.jpg
Mô hình tích tụ ruộng đất; liên kết sản xuất chuỗi lúa gạo; phá bờ vùng, bờ thửa... sẽ là những “tín hiệu” đáng mừng thay đổi tư duy nông nghiệp.
Triển khai trên diện rộng phương án phá bỏ bờ vùng, bờ thửa, hình thành cánh đồng lớn liên kết sản xuất lúa chất lượng cao (phấn đấu đạt quy mô trên 1.000 ha vào năm 2020 và trên 10.000 ha vào năm 2022). Thực hiện các giải pháp ổn định quy mô cây ăn quả (cam trên 9.000 ha, bưởi trên 3.000 ha), chè (trên 1.500 ha)...
 
Thu hút doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô chuỗi liên kết chăn nuôi bò sữa (đạt quy mô trên 15.000 con), doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
 
Trong điều kiện hội nhập, cần ưu tiên kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp, tạo ra những lợi thế về xây dựng thương hiệu, nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm. Cũng từ doanh nghiệp, khoa học công nghệ tiên tiến, giống, vật tư, kỹ thuật... được áp dụng, mở đường cho nông nghiệp công nghệ cao...
 
ch.JPG
Người dân xã Hương Trà (Hương Khê - Hà Tĩnh) thu hoạch chè
 
“Hiện nay, chính sách kêu gọi đầu tư của tỉnh đã thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn như C.P, Vinamilk, TH true milk, VinaFood, Dabaco... Trên địa bàn tỉnh, một số mô hình tích tụ ruộng đất; liên kết sản xuất chuỗi lúa gạo; phá bờ vùng, bờ thửa... sẽ là những “tín hiệu” đáng mừng.
 
Về chiến lược dài hạn, ngành sẽ kiên trì chủ trương tái cơ cấu, trong đó, ưu tiên phát triển các vùng sản xuất sản phẩm chủ lực có lợi thế; nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất cánh đồng lớn liên kết doanh nghiệp; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển sản xuất với thế bền vững hơn…”, ông Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh cho biết thêm.
 
 
 
Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top