Dù năm 2019 không đạt kế hoạch đề ra song năm 2020, ngành rau, quả vẫn đặt mục tiêu đạt 5 tỷ USD do có nhiều thuận lợi trong các FTA.
Năm 2019, xuất khẩu của ngành rau, quả Việt Nam không đạt được kết quả như kỳ vọng khi giảm khoảng 1% so với 2018, chỉ đạt mức 3,8 tỷ USD.
Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu rau, củ, quả giảm là do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Cùng với đó, ngành chưa tận dụng được cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do cùng những bất cập nội tại của ngành khiến xuất khẩu rau, quả không đạt được mục tiêu 4 tỷ USD đã đề ra.
Ngành rau, quả đặt mục tiêu xuất khẩu 5 tỷ USD năm 2020. |
Bước sang năm 2020, Hiệp hội Rau quả Việt Nam kỳ vọng, giá trị xuất khẩu của ngành sẽ tăng mạnh, đạt khoảng 5 tỷ USD. Cơ sở để ngành đặt mục tiêu cao là do Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ có hiệu lực trong năm nay. Khi EVFTA thực thi, thuế xuất của ngành hàng rau, củ, quả từ Việt Nam sang châu Âu sẽ về 0% ngay lập tức.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, năm 2019, nhiều sản phẩm rau, quả đã chinh phục được những thị trường khó tính. Cụ thể, xoài đã chính thức trở thành loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sau vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa và thanh long.
Hay việc Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản đã có thư gửi Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo chính thức mở cửa cho quả vải thiều tươi Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Đây là tiền đề quan trọng để ngành rau, quả có thêm cơ hội bứt phá trong năm 2020.
Tuy nhiên, để đạt được những kỳ vọng kể trên, ngành rau, quả phải khắc phục những điểm yếu về sản xuất, nguyên liệu qua việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Bởi thực tế tại Việt Nam hiện nay, diện tích trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP chỉ có 5%, trong tổng số khoảng 1 triệu ha đất. Do đó, muốn tăng sản lượng rau, quả xuất sang châu Âu, ngành Nông nghiệp phải khuyến khích người dân tăng diện tích trồng rau, quả theo tiêu chuẩn này.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.