Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 6,79%. Khu vực nông nghiệp tăng 2,68%, trong đó ngành thủy sản tăng 5,1%, cao nhất so với cùng kỳ 9 năm gần đây.
Theo báo cáo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019 tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV sáng nay (20/5): Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 6,79%. Khu vực nông nghiệp tăng 2,68%, trong đó ngành thủy sản tăng 5,1%, cao nhất so với cùng kỳ 9 năm gần đây.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm còn 5,35%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 87,7%.
Đến nay đã có 72 huyện và 4.340 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 48,7%).
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn; dịch tả lợn châu Phi lan rộng và tình trạng nắng nóng, thiếu nước ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống. Giá nhiều mặt hàng nông sản thế giới và trong nước giảm, ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của người dân.
Để ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong những tháng tới, Báo cáo nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, bảo đảm hiệu quả, tăng cường ứng dụng công nghệ cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thị trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, dập dịch tả lợn châu Phi.
Theo dõi sát diễn biến thời tiết, kịp thời điều chỉnh linh hoạt kế hoạch sản xuất, cung cấp đủ nước cho sản xuất và đời sống.
Làm tốt công tác phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, giá cả, rà soát chiến lược, quy hoạch, điều chỉnh quy mô cây trồng, vật nuôi phù hợp, bảo đảm phát triển bền vững và ổn định thu nhập cho người dân.
Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo hướng áp dụng kỹ thuật tiên tiến, có kiểm soát.
Có chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi vốn tín dụng để phát triển các dự án chế biến nông sản quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tập trung chế biến sâu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Chú trọng khai thác thủy sản bền vững, ngăn chặn đánh bắt cá bất hợp pháp.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có các đề án xây dựng nông thôn mới đặc thù; nông thôn mới kiểu mẫu; hỗ trợ cho các thôn, bản, ấp thuộc các xã khó khăn nhất xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.
Trình bày Báo cáo thẩm tra về Báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng nêu những khó khăn mà ngành nông nghiệp đang gặp phải, đó là: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn nhiều khó khăn; tình hình dịch bệnh vẫn có khả năng tác động xấu đến chăn nuôi; thời tiết không thuận lợi, hạn hán xuất hiện sớm ở một số khu vực cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống; công tác dự báo cung, cầu còn bất cập.
Do đó, cần quyết liệt thực hiện các giải pháp kiểm soát dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, ổn định sản xuất; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm về tình hình thời tiết, khí hậu, chủ động xây dựng phương án ứng phó.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…