Về Thanh Lĩnh (Thanh Chương – Nghệ An) ngày đầu Hè, xuyên qua những cánh đồng bí xanh mướt, trĩu quả, cảm nhận rõ mùa bí năm nay được mùa. Ấy vậy mà, nông dân nơi này lại đang chật vật tìm đầu ra cho sản phẩm.
Nghệ An đã vào hè. Cái nắng bỏng rát trên lưng tôi. Đi thăm những ruộng bí, tôi phải khom lưng, lắt léo qua những quả bí buông thõng, cảm giác thật dễ chịu.
Cánh đồng bí xanh NoVa tại xã Thanh Lĩnh (huyện Thanh Chương, Nghệ An)
Bà Nguyễn Thị Bình (thị tứ Thanh Lĩnh cũ) cho hay: “Ở đây, người ta trồng bí xanh NoVa gần 20 sào, riêng gia đình chúng tôi trồng 7 sào, trồng được 3 năm rồi, mỗi sào thu hoạch được 2 tấn, nếu được giá thì mới có lãi”.
Theo bà Bình, giống thì mua tại TP. Vinh, nếu mua 10g giống thì 135.000đ, đặc biệt, giống bí NoVa này có thể trồng được tứ mùa, phù hợp với thời tiết nắng nóng của Nghệ An. Kỹ thuật chăm sóc cây bí cũng không hề khó, khi gieo ngoài đạm ra thì còn phân chuồng, trung bình mỗi sào gia đình bà phải bỏ ra chừng 5 triệu chi phí.
Những quả bí xanh mập mạp, nặng từ 2-4kg, dài chừng 1 sải tay lủng lẳng treo trên giàn.
Đặc biệt, giống bí NoVa này, trồng ngày nào, tháng nào cũng được, trời nắng chăm tưới nước thì ra hoa đậu, còn trời mưa rét thì thất thu. Từ khi gieo giống cho đến khi thu hoạch chỉ 3 tháng, sau đó một tháng lại tiếp tục làm tiếp, cứ như vậy xoay vòng cho đến 1 năm. Ngoài ra, giống bí Nova cho ra quả rất nhiều, năng suất đạt hơn những giống bí khác, và đặc biệt là trên mỗi dây (cành) có nhiều mắc và cứ 2-3 mắc thì đậu một quả.
Bà Bình chia sẻ, giống bí này ra quả thì to khỏe, một quả bí trưởng thành có thể nặng từ 2-4kg, dài hơn sải tay của con người, trung bình một sào thu về 2 tấn. Nếu được giá từ 7.000-8.000đ/kg, người nông dân mới có lãi, nhưng nếu giá 5.000đ/kg trở xuống thì không ăn thua.
Cái khó của việc trồng bí không nằm ở kĩ thuật chăm sóc, giá hay đầu vào, mà nằm ở đầu ra. Người dân trồng thì nhiều, đến lúc thu hoạch lại không có đồi mối thu mua sản phẩm.
Tuy nhiên, cái khó của việc trồng bí không nằm ở kĩ thuật chăm sóc, giá hay đầu vào, mà nằm ở đầu ra. Người dân trồng thì nhiều, đến lúc thu hoạch lại không có người mua.
Để tìm đầu ra cho bí xanh NoVa, thiết nghĩ, huyện Thanh Chương, UBND xã Thanh Lĩnh nên chung tay giúp đỡ bà con tìm thị trường trong thời gian tới.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.