Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 15 tháng 8 năm 2018 | 14:9

Nghệ An: Chanh được mùa mất giá

Hiện, đang là chính vụ thu hoạch chanh, nhiều hộ trồng chanh ở Nghệ An lại rơi vào cảnh lao đao do được mùa, mất giá. Thậm chí, chanh không bán đươc, nông dân phải bù lỗ.

Gần 1 tháng nay, bà con nông dân trồng chanh ở các huyện như: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Quỳnh Lưu, Con Cuông, Tương Dương ở Nghệ An đang bước vào mùa thu hoạch chính vụ. Hiện, giá chanh ở mức giá 2.500-3.500 đồng/kg, thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước đây, mặc dù vậy cũng không có thương lái thu mua.

 

Vườn chanh sai trĩu quả chưa bán sđược

 

Năm nay, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết nên nông dân trồng chanh ở các huyện được mùa, chanh rất đều quả và đẹp. 1ha chanh thu hoạch khoản 10 tấn quả. Nếu giá bán như mấy năm trước đây 7-8 nghìn/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi 40-50 triệu đồng. Năm nay giá quá thấp, lại không có người mua nên còn tồn đọng 2/3 quả chưa thu hoạch. 

Gia đình anh Lợi ở thôn Đông Xuân là hộ trồng chanh nhiều nhất xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu) với 1ha. Vụ chanh năm nay, hơn 700 gốc đang chín rộ nhưng không bán được hoặc bán với giá rẻ. Nhìn vườn chanh sai quả, chín rụng khắp vườn khiến anh Lợi không khỏi xót xa.

 

Vườn chanh sai trĩu quả chưa bán được

 

Theo các hộ trồng chanh, chanh từ khi trồng đến khi cho thu hoạch mất khoảng 3 năm, trong đó chí phí cải tạo đất, con giống, phân bón mất khoảng 100 triệu/đồng/ha. Với chí phí ban đầu cao như vậy thì mỗi vụ bà con phải thu về ít nhất 150 triệu mới có lãi, nhưng vụ năm nay bà con thu về khoảng 30 triệu/ha/vụ. Thua lỗ khiến bà con chán nản.

Trò chuyện với bà Lê Thị Hoa, một thương lái thu mua đến từ huyện Nam Đàn, bà cho biết: “Hiện nay, chanh trên thị trường cung đã vượt cầu nên giá rất rẻ và khó tiêu thụ. Một phần do bà con trồng nhiều lại không tìm hiểu thị trường, trồng không theo quy hoạch nên chỉ còn cách mong chờ sự hỗ trợ từ phía địa phương. Còn thương lái chúng tôi cũng chỉ thu mua nhỏ lẻ cung cấp cho các chợ miền quê với số lượng nhỏ, lượng mua không ổn định, do đó, chanh vẫn ế nhiều lắm".

Để cây chanh phát triển bền vững, chính quyền địa phương cần xây dựng một dự án lâu dài để tránh điệp khúc “được mùa, rớt giá” cho bà con nông dân.

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top