Vụ đông năm 2021, tỉnh Nghệ An xác định đạt mức cao nhất về diện tích, năng suất, sản lượng, với phương châm sản xuất đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, vụ đông 2020, tỉnh gieo trồng hơn 33.400ha; sản lượng đạt trên 264.600 tấn. Sản xuất đã chuyển từ số lượng sang chất lượng, chú trọng sản xuất an toàn, hình thành các vùng sản xuất tập trung; nhiều mô hình liên kết chuỗi đạt hiệu quả kinh tế cao. Toàn tỉnh có 157 nhà lưới, nhà màng với tổng diện tích 25,77 ha. Đặc biệt có trên 5.000 ha ngô sinh khối được Tập đoàn TH Truemilk, Vinamilk liên kết bao tiêu sản phẩm. Sản xuất vụ đông 2020 mang lại giá trị kinh tế hơn 1.600 tỷ đồng, tăng 31,6 % so với vụ đông 2019.
Vụ đông năm 2021, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 35.500ha cây vụ đông, trong đó, ngô 20.000ha; lạc 1.500 ha; rau đậu các loại 12.400 ha; khoai lang 1.650 ha. Đến nay, đã gieo trồng được hơn 5.000 ha.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hoàng Nghĩa Hiếu cho biết: Vụ đông 2021, Nghệ An chủ trương chỉ đạo sản xuất kịp thời, quyết liệt, đồng bộ với phương châm 6S, cụ thể là “2 sớm và 4 sát”.
Các đơn vị phải nắm bắt sâu sát tình hình để sớm xây dựng đề án, sớm triển khai đúng tiến độ. Song song với đó, cần cơ cấu cây trồng sát với thực tế của địa phương, sát với dự báo khí tượng thủy văn, sát với nhu cầu thị trường và sát với cơ sở để kịp thời chỉ đạo.
Sản xuất vụ đông 2021 phải đảm bảo chắc ăn và đạt hiệu quả kinh tế. Tinh thần là không sản xuất bằng mọi giá nhưng phải bằng mọi cách để đạt được kế hoạch đề ra, cũng như giải quyết nhu cầu việc làm cho hơn 7,2 vạn lao động về quê tránh dịch Covid-19.
Ngành Nông nghiệp Nghệ An khuyến cáo, riêng những diện tích trên đất 2 lúa, nên bố trí sản xuất trên vùng chủ động tưới tiêu, thoát nước tốt. Ưu tiên sử dụng các loại cây trồng rau màu có giá trị hoặc ngô sinh khối, ngô thu hoạch bắp tươi.
Với những vùng chuyên canh, cần khuyến khích, thúc đẩy mở rộng diện tích các loại rau ăn lá, lấy củ, quả an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP... Đồng thời, phải chủ động khâu dự báo nhu cầu thị trường, qua đó làm cơ sở nhân rộng quy mô từng giống rau gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Về phòng trừ sâu bệnh hại, phải tuân thủ, thực hiện chặt chẽ các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý tổng hợp sức khỏe cây trồng (IPHM). Hạn chế sử dụng thuốc BVTV, ưu tiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để phòng trừ, chỉ được sử dụng các loại thuốc có trong danh mục theo nguyên tắc "4 đúng"...
Để sản xuất hiệu quả vụ đông năm 2021, ngoài hỗ trợ của Trung ương và chính sách hỗ trợ thường xuyên của tỉnh, hiện UBND tỉnh đang xem xét hỗ trợ kinh phí để nông dân trồng ngô, rau màu các loại trên đất lúa và sản xuất khoai tây có liên kết, bao tiêu sản phẩm. Tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến 4 tỷ đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.