Nghệ An đã làm thủ tục cho gần 100% trong tổng số 3.566 tàu thuyền đánh bắt trên biển, gia nhập “sân chơi chung”, bình đẳng.
Hiện, Nghệ An đã làm thủ tục cho 3.566 tàu thuyền đánh bắt trên biển gia nhập sân chơi chung quốc tế, nhất là tàu 12m và 24m trở lên.
Ngư dân Quỳnh Lưu được mùa cá trỏng. Ảnh: Việt Hùng
Tỉnh đã thành lập 3 Tổ liên ngành: Biên phòng, Chi cục Thủy sản và Ban quản lý các cảng cá, trực hàng ngày tại Lạch Quèn, Lạch Vạn, Cửa Hội để làm thủ tục xuất bến.
Trước đây, ngư dân chỉ đơn giản sắm tàu thuyền, đánh bắt hải sản, không bị ràng buộc giấy phép. Nay, hoạt động đánh bắt, phương tiện ngày càng hiện đại, Luật Thủy sản quy định ngư dân phải ghi nhật ký.
Khi vào “sân chơi quốc tế”, hải sản Việt Nam bị châu Âu đưa Thẻ vàng, Luật Thủy sản năm 2017, mới quy định chặt chẽ, không đủ giấy phép, không xuất bến….
Mặt khác, tàu đủ thủ tục, mới được sang vùng đánh cá chung. Luật quy định: tàu đánh bắt xa bờ, phải có giấy phép, kiểm định, chứng chỉ cho thuyền trưởng, máy trưởng và thợ máy.
Mỗi lần ra vào cảng, phải trình nhật ký, cập nhật từng chuyến biển; người đánh bắt phải trong độ tuổi lao động 18 – 60 tuổi…
Nghệ An đã lập các tổ công tác tuyên truyền, tập huấn, cấp chứng chỉ kiểm định, chứng nhận kiểm định, cho tàu thuyền...
Anh Cao Văn Nhuần, Tổ liên nghành Lạch Quèn, cho biết, thời gian đầu chưa quen, nhưng nhờ tuyên truyền, hỗ trợ bà con chấp hành tốt. Với 521 tàu, ngày nhiều nhất 50 – 60 lượt ra, vào bến, bà con không phải chờ đợi quá lâu.
Song, do hạ tầng nghề cá còn yếu, ý thức người dân chưa cao, nên triển khai gặp nhiều khó khăn. Ví như: độ tuổi lao động, 18 - 60 tuổi. Song, thực tế, người trên 60 tuổi không ít.
Hoặc, chỉ tàu thuyền có công suất dưới 600 CV mới được vào vùng đánh cá chung của 2 bên.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Hải - Chủ tịch Hiệp hội nghề cá xã Quỳnh Lập,: “Đánh bắt dưới 60 hải lý, không có cá, nên phải đánh cách bờ 100 - 150 hải lý.
Khi ký Hiệp định, năm 2005, tàu trên 600 CV chưa có, nhưng nay, tàu trên 600 CV khá nhiều (riêng Quỳnh Lập 70 chiếc trên 700 CV) rất bất cập.
Hiệp định nghề cá 15/6/2019 sẽ hết hạn, trong khi đàm phán ký lại, nên sửa quy định, để tàu trên 600 CV được vào vùng đánh cá chung.
Mặt khác, phải có nhật ký khai thác, thiết bị giám sát hành trình. Cụ thể, tàu trên 24m từ 1/7 phải lắp; tàu dưới 15 - 24m, 1/1/2020, các tàu còn lại 1/4/2020 phải lắp thiết bị hành trình.
Tỉnh đã cấp 200 bộ giám sát, nhưng ngư dân ngại sử dụng, nên một thời gian là hỏng. Hiện, chỉ có 20%/tổng số 234 tàu trên 24m, có thiết bị giám sát.
Ông Vũ Ngọc Chắt, Chủ tịch Hội Nghề cá Quỳnh Long, cho biết, để lắp thiết bị giám sát, ngư dân phải đầu tư 20 – 50 triệu đồng/bộ; hàng tháng phải đóng 400 – 1 triệu đồng dịch vụ, nên họ không mặn mà. Đó là lý do, ngư dân Sơn Hải, được tặng 16 bộ, nhưng hễ ra khơi là tắt nguồn.
Bất cập nhất là luồng lạch không đảm bảo, trong khi phương tiện ngày càng hiện đại, tàu thuyền phải tranh thủ từng con thủy triều vào – ra, nếu không sẽ chậm chuyến biển; nhất là khi cùng lúc, có nhiều tàu ra vào.
Tại Lạch Quèn, Lạch Cờn, Lạch Thơi, do không có người trực, nên xử lý hồ sơ ra, vào bến, được giao cho hội nghề cá.
Ông Lê Văn Kỷ - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Quỳnh Lập, cho biết, do Hội kiêm nhiệm, nên ngư dân xuất bến, gửi hồ sơ tại xã, cuối ngày, Hội nhờ trạm biên phòng xử lý.
Theo ông Trần Như Long, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thuỷ sản Nghệ An, do hạ tầng cảng chưa có, nên tàu thuyền ra, vào, đều do hội nghề cá và đồn biên phòng xử lý. Dù biết khó khăn, nhưng nhân lực không đủ, nên tạm chấp nhận. Sắp tới, để tránh xử phạt, ngư dân phải làm đủ thủ tục.
Hiện, Sở Nông nghiệp chỉ đạo, tàu trên 24m, cập bến cố định trước 1/7, để lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Về lâu dài, Chi cục Thủy sản sẽ kiến nghị tỉnh, bố trí lực lượng làm thủ tục cho tàu thuyền tại các cảng, để bà con ra khơi an toàn, thuận lợi.
La Gi: Cần giải pháp mạnh ngăn chặn tàu cá vi phạm lãnh hải
Nhiều ngư dân La Gi (Bình Thuận), vì lợi ích trước mắt, mặc dù biết rõ ranh giới vùng biển, nhưng vẫn cố tình vi phạm để đánh bắt hải sản trái phép. Đến khi mất hết tài sản, phương tiện, bị tù… hối bất cập.
Năm 2018, Thị xã La Gi có 9 tàu/63 ngư dân bị bắt giữ, trong đó Malaysia bắt 2 tàu cá/14 lao động, Thái Lan: 4 tàu cá/29 lao động, Indonesia bắt giữ 3 tàu cá/20 lao động.
6 tháng đầu năm 2019, La Gi lại có thêm 3 tàu/20 lao động, bị Malaysia bắt giữ. Chủ yếu tàu cá hành nghề câu khơi, tập trung ở phường Phước Hội, Phước Lộc, Bình Tân, xã Tân Tiến, Tân Phước.
Một số tàu trong diện nghi vấn, thường xuyên neo đậu và hành nghề tại các tỉnh miền Tây như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu…
Vì vậy, Đồn Biên phòng Phước Lộc, Công an thị xã, UBND các xã, phường đã điều tra, rà soát, phát hiện 28 tàu cá, có màu sơn thân tàu và cabin, không giống màu sơn truyền thống.
39 tàu thường xuyên neo đậu, hoạt động tại vùng biển miền Tây có nguy cơ vi phạm, khai thác hải sản bất hợp pháp vùng biển nước ngoài. Qua đó đã mời gọi, khuyến cáo, răn đe, đến nay các tàu có màu sơn lạ, đã thực hiện việc chuyển đổi ngành nghề và sơn lại màu sơn.
Đặc biệt, Công an La Gi đã phát hiện bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - khu phố 7, phường Phước Hội, nhận tiền của chủ tàu, hứa sẽ hợp đồng, làm thủ tục, xin Malaysia cho đánh bắt trong vùng biển của họ.
Để hạn chế tình trạng này, La Gi đã tuyên truyền, trước hết là chủ tàu, thuyền trưởng, nâng cao ý thức ngư dân, chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo. Tuyệt đối không vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản.
Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá khi xuất, nhập bến; bắt buộc tàu hoạt động vùng biển xa, phải lắp đặt thiết bị giám sát và mở máy 24/24 giờ để kiểm soát.
Xử lý nghiêm, nhất là vi phạm về kinh tế, hành chính và hình sự, theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Bình Thuận: Nhiều bất cập trong giấy phép khai thác thủy sản
Bộ Nông nghiệp đã có Quyết định 1481, giao hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản (KTTS) tại vùng khơi cho các địa phương thuộc Trung ương.
Theo đó, Bình Thuận được giao gần 1.900 giấy phép KTTS vùng khơi, đối với tàu 15m trở lên. Việc này đã có ý kiến trái chiều.
Tàu cá từ 15m trở lên mới được cấp phép khai thác vùng khơi.
Theo Nghị định 33 năm 2010, tàu có công suất máy 90 CV trở lên được KTTS vùng khơi, không được ven bờ và vùng lộng.
Song, theo Luật mới, tàu phải đảm bảo 15m trở lên mới được đánh bắt vùng khơi, nhiều ngư dân cho rằng chưa hợp lý.
Ông Nguyễn Văn Cơ, phường Hưng Long, chia sẻ: “Có nhiều tàu 90 CV trở lên, đã quen vùng khơi, giờ phải sang vùng lộng, phải nâng cấp chiều dài 15m trở lên.
Nhưng khi vào vùng lộng hoạt động không hiệu quả, không có cá, buộc phải ra khơi bất đắc dĩ, không thì bỏ nghề”.
Nhiều ngư dân khác cho rằng, cấp hạn ngạch KTTS sẽ giúp quản lý tàu thuyền, tránh hiện tượng nhiều tàu hoạt động ở một vùng, dẫn đến cạn kiệt thủy sản.
Chính sách mới quy định rất chi tiết: tàu muốn ra vùng khơi phải đảm bảo yếu tố an toàn kỹ thuật, phương tiện, máy móc.
Nghị định 42, xử phạt lĩnh vực thủy sản, tàu không đủ kích thước, vẫn khai thác vùng khơi, phạt 500 – 700 ngàn đồng
Theo Sở Nông nghiệp, tỉnh có hơn 6.700 tàu cá, trong đó, khoảng 3.000 tàu công suất 90 CV trở lên, vẫn quen KTTS vùng khơi.
Song, chỉ được giao khoảng 1.900 giấy phép KTTS vùng khơi, theo quy định mới, một số tàu không đủ điều kiện, phải chuyển sang vùng lộng, ven bờ, hoặc phải nâng cấp, cải hoán.
Nhưng theo Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản – Huỳnh Quang Huy, hiện, Bình Thuận đang tạm dừng đóng mới, mua bán, cải hoán tàu 15m trở lên.
Ông Huy cho biết, việc cấp giấy phép KTTS trước đây được tính theo công suất, giờ tính theo chiều dài, nên đối với tàu có công suất lớn, nhưng chiều dài không đáp ứng, mà giấy phép KTTS còn hạn, thì hoạt động cho đến khi hết hạn, phải đổi lại theo quy định mới.
Trước mắt, công tác quản lý tàu cá căn cứ vào số lượng tàu thuyền, quy hoạch tổng thể ngành thủy sản để cấp hạn ngạch, về lâu dài, phải điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản 5 năm/lần.
Chi cục đã tham mưu Sở, UBND tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp phải đánh giá, kiểm soát vùng biển khơi từng tỉnh, xem xét mở hạn ngạch giấy phép KTTS trong 5 năm tới.
Khánh Hoà: Tăng cường kiểm soát tôm hùm nước ngọt
Tôm hùm nước ngọt, còn gọi là tôm hùm đất, tôm hùm Trung Quốc, là sinh vật ngoại lai, có nguy cơ xâm hại; không được phép sản xuất, kinh doanh. Khánh Hòa, tuy chưa phát hiện, nhưng đang tăng cường kiểm soát.
Ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, cho biết, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện trường hợp nhập, buôn bán, nuôi loài tôm hùm nước ngọt này.
Tôm hùm nước ngọt, sinh vật ngoại lai, nguy hiểm
Hiện, Chi cục yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt sinh vật nguy hiểm này. Sở Nông nghiệp cũng cho biết, thanh tra sở chưa ghi nhận thông tin nào về sự xuất hiện của tôm hùm nước ngọt.
Dạo quanh TP. Nha Trang, khu vực có nhiều nhà hàng hải sản, đến đâu cũng nhận được cái lắc đầu của các chủ nhà hàng, vựa hải sản khi hỏi mua tôm hùm nước ngọt.
Ông Nguyễn Cảnh Nguyên - chủ một vựa hải sản, cho biết: “Gần đây, có một số người tò mò đến hỏi mua tôm hùm đất, nhưng đây là loại cấm buôn bán, nên chúng tôi không nhập. Ở đây, chưa có ai bán loại này”.
Tôm hùm nước ngọt, nguồn gốc Bắc Mỹ, là động vật ăn tạp, thích nghi cao với môi trường, có thể sống cả nước ngọt, nước lợ, nhanh chóng thiết lập quần thể tại nơi xuất hiện.
Đây là loài sinh vật nguy hiểm, bởi chúng cạnh tranh môi trường sống, truyền bệnh cho các loài tôm bản địa. Do là loài ăn tạp, nên sẽ làm giảm quần thể thực vật thủy sinh, động vật không xương sống, thân mềm, lưỡng cư.
Mặt khác, nó còn có khả năng đào hang, nên gây thiệt hại hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp… Nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận sự nguy hiểm loài tôm này như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ai Cập, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Kenya…
Vì vậy, Tỉnh giao Sở Nông nghiệp phối hợp với các sở, ban ngành; huyện, thị xã, thành phố, chủ động kiểm soát loài tôm hùm này.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.