Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2020 | 22:21

Nghệ An: Nuôi gia cầm từ ốc bươu vàng, rau, củ, quả… lãi cao

Chuyển hướng chăn nuôi gia cầm từ ốc bươu vàng, rau, củ quả, không ngờ nông dân Nghệ An đã thu lãi cao, thực phẩm sạch nhưng giá thành hạ.

Ông Phạm Văn Dần ở xã Minh Châu, Diễn Châu (Nghệ An), cho biết: Những lúc rảnh rỗi vào ban đêm, ông thường đi bắt ốc bươu vàng, cá rô phi, sau đó trộn với lúa, ngô và rau xanh trong vườn, xay thành viên, để chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt…

 

b1-2.jpg

Ông Thắng (trái) thăm mô hình sản xuất thức ăn gia cầm của bà con.

 

Không ngờ, ngan, gà béo tốt, sạch bệnh, thịt thơm ngon. Biết ông nuôi gia cầm sạch, bà con đã tìm mua tại nhà. Giá cả hạ hơn ở thị trường, song ông vẫn có lãi cao, do chi phí đầu vào thấp.

Thấy đây là hướng đi đúng, ông Dần tiếp tục bán đàn ngan 21 con, cũng nuôi theo chế độ như gà, ngan hơi bán với giá 65.000đ/kg, được bà con quanh vùng hưởng ứng nhiệt tình.

Điều đáng nói ở đây là, không riêng gia đình ông, kinh tế trang trại VAC tại Nghệ An đang phát triển mạnh, bà con nơi đây thường có thói quen sử dụng cám công nghiệp trong chăn nuôi lợn, gà, ngan, vịt vì tiện lợi và nhanh, nhưng chi phí đầu tư cao.

Trong khi đó, các phụ phẩm nông nghiệp rất tốt cho gia súc, gia cầm ngay tại vườn nhà thì sử dụng không hết, thậm chí vứt bừa bãi ở bờ mương, góc vườn. Vừa ảnh hưởng môi trường, sức khỏe con người, vừa mất mỹ quan, công dọn bỏ, vừa mất tiền mua cám công nghiệp…

Thói quen trên còn dẫn đến giá trị đầu vào ngành chăn nuôi cao, lợi nhuận thấp, chất lượng sản phẩm kém, khó bán, thậm chí khi gặp dịch bệnh, thiên tai thì trắng tay.

Sau khi cân nhắc, bà con thấy mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ sạch bệnh, giá cao, dễ bán, giá thức ăn đầu vào trong chăn nuôi lợn được giảm xuống chỉ còn từ  18.000đ – 20.000đ/1kg, đầu tư cho gà còn 25.000đ – 30.000đ/1kg

Do vậy, thời gian gần đây, bà con đã quay về lối chăn nuôi truyền thống rất nhiều.

Ông Nguyễn Thế Thắng, Chủ tịch HLV Nghệ An, cho biết: “Nhận thấy lợi ích kép, từ chăn nuôi lợn, gia cầm như đã kể trên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã học hỏi lẫn nhau và triển khai rất nhiều.

Sắp tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền tới những hộ chăn nuôi lớn, làm trang trại VAC, tận dụng phụ phẩm dư thừa để chăn nuôi, thu lợi nhuận cao”.

 

b5-4.jpg
 Cám viên hữu cơ sử dụng cho gia súc, gia cầm rất tốt.

 

Mặt khác, cũng theo ông Thắng, Nhà nước và tỉnh Nghệ An đang có chủ trương, khuyến khích người dân tham gia vào chuỗi sản xuất thức ăn theo hướng hữu cơ, để tạo ra nguồn thực phẩm sạch. Việc người dân đưa phụ phẩm nông nghiệp vào chăn nuôi, là hướng đi đúng và trúng với thị trường hiện nay.

Hy vọng, các cơ quan chức năng sớm có hình thức khuyến khích trong lĩnh vực này, để mô hình được nhân rộng trên toàn quốc. Đem lại lợi ích kép cho người sản xuất, người tiêu dùng và cả xã hội.

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top