Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 12 năm 2017 | 8:44

Nghệ An: Nuôi lợn rừng phục vụ thị trường Tết

Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất, thời điểm này các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn rừng ở các huyện miền núi Nghệ An đang tích cực chăm sóc cho đàn lợn “đặc sản” để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiện, trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Công Trung thôn 1, xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn đang có gần 150 con lợn rừng, trong đó 11 con lợn mạ sinh sản. Để kịp đáp ứng nhu cầu tết của người tiêu dùng, mấy tháng nay ông Trung tích cực chăm sóc cho đàn lợn rừng phát triển khỏe mạnh. Để chất lượng thịt thơm ngon ông Trung áp dụng  phương thức bán chăn thả, thức ăn chủ yếu là cỏ voi, cám ngô và bã sắn, do vậy mà lợn rừng tại trang trại của ông luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo ông Trung lợn nuôi đạt trọng lượng từ 15-20kg là có thể xuất bán. Dịp Tết này ông sẽ đưa ra thị trường gần 100 con. Với giá từ 150-180.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí ông còn thu về 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Công Trung chăm sóc đàn lợn để có nguồn hàng phục vụ Tết

Tại trang trại chăn nuôi lợn rừng của anh Nguyễn Viết Nghĩa thôn 9 xã Tào Sơn Anh Sơn, thời điểm này hơn 30 con lợn rừng đã được khách đặt hàng mua từ trước. Để có nguồn hàng phục vụ Tết anh phải lái cho lợn sinh sản đúng thời điểm, chất lượng thịt thơm ngon. Anh Nghĩa chia sẻ, ngoài phương pháp chăn nuôi bằng cách sử dụng các loại thức ăn tự nhiên không sử dụng cám công nghiệp thì khâu chọn nguồn giống cũng phải đạt chuẩn. Lợn giống được anh Nghĩa tuyển chọn là giống lợn rừng Thái Lan, đây là loại giống dễ nuôi sức đề kháng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu mà môi trương của địa phương. Hiện, mỗi năm anh Nghĩa cho xuất chuồng khoảng 100 con thu về từ 150-200 triệu đồng.

Lợn rừng ở Nghệ An có chất lượng thịt thơm ngon

Mặc dù mới chăn nuôi giống lợn này được gần 2 năm nhưng gia đình chị Lô Thị Tuất ở bản Nam Đình, xã Chi Khê (Con Cuông) đã thấy được kết quả. Nhận thấy đất đai quanh nhà rộng rãi có thể áp dụng chăn nuôi giống lợn này, ban đầu gia đình chỉ nuôi 2 con lợn nái đen cho phối giống với giống lợn rừng. Sau vài lứa lợn sinh sản, gia đình chọn lọc ra những con lợn khỏe mạnh để làm giống. Được biết từ khi chăn nuôi đến nay, đàn lợn đen lai lợn rừng của gia đình chưa bao giờ bị dịch bệnh. Khi xuất bán, mỗi con có trọng lượng từ 15 đến 22kg  với giá từ 100.000 – 120.00.000 đồng/kg. Càng gần Tết Nguyên đán, nhu cầu mua lợn rừng, lợn nít càng tăng cao, nên dịp Tết giá có thể cao hơn. Mặc dù đàn lợn lai rừng của gia đình thời điểm nhiều nhất cũng chỉ mới 30 đến 40 con, song hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với giống địa phương. Vì vậy, thời gian tới gia đình chị Tuất tiếp tục đầu tư và mở rộng phát triển tổng đàn.

Gần Tết nên lợn rừng của người dân nuôi rất được giá.

Nghề nuôi lợn rừng ở Con Cuông phát triển từ những năm 2008, ban đầu chỉ có 2 đến 3 hộ ở Bồng khê, Châu Khê nuôi nhưng đến thời điểm này toàn huyện có trên 40 hộ nuôi lợn rừng quy mô từ 17-70 con. Nhiều năm nay huyện Con Cuông đều có cơ chế chính sách hỗ trợ con giống, chuồng trại lồng ghép từ các nguồn vốn của các dự án cho những hộ ở các vùng khó khăn.

Việc phát triển đàn lợn rừng chất lượng cao không chỉ giúp cho người dân chăn nuôi có thêm nguồn thu nhập đáng kể mà còn giúp cho người tiêu dùng có thêm nguồn đặc sản sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán.

Huyền Trang

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top