Trong khi trứng trong nước đang dư thừa, mới đây Bộ Công Thương lại cấp phép nhập khẩu mặt hàng này.
Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê năm 2016, ngành chăn nuôi gia cầm trong nước sản xuất được hơn 9 tỉ quả trứng. Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được mặt hàng trứng vịt muối tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với số lượng hơn 30 triệu quả.
Đáng nói, cùng với giá thịt gia cầm, giá trứng trên thị trường cũng đang xuống rất thấp khiến người chăn nuôi lao đao vì thua lỗ. Cụ thể, giá trứng gà hiện chỉ khoảng 1 ngàn đồng/quả. Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, nguồn cung trứng gia cầm trong nước không những đáp ứng đủ mà còn đang vượt cầu.
Tuy nhiên, mới đây, Bộ Công thương đã ra Thông tư quy định về nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2017. Theo đó, từ 17/4, hạn ngạch với các loại trứng gà, trứng vịt, trứng ngan... được phép nhập khẩu là 50.051 tá, tương đương với khoảng hơn 600.000 quả trứng.
Trước thông tin này, ông Trọng nhận định: “Hạn ngạch nhập khẩu trứng với số lượng hơn 600 ngàn quả không phải con số lớn, tuy nhiên, dù ít hay nhiều đều sẽ ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh giá trứng đang ở mức rất thấp”. Mặt khác, theo ông Trọng, cơ quan chức năng nên cân nhắc quyết định nhập khẩu trứng để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước. Bởi hiện nay, Việt Nam có các tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng còn dễ dàng, đơn giản và chưa tạo được “hàng rào” đối với gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập khẩu.
Trước đó, như thông tin đã phản ánh, tình rạng nhập gà đông lạnh cũng đã gây ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi trong nước. Hiện giá gà công nghiệp khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ khoảng 18-19 ngàn đồng/kg, cá biệt có nơi chỉ khoảng 14-16 ngàn đồng/kg. Đáng nói, nhiều ý kiến cho rằng chất lượng gà đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam rất kém, hầu hết là hàng đã cận “date”, thậm chí là hết hạn sử dụng./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…