Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 8 năm 2017 | 9:55

Ngư dân điêu đứng vì cá nóc

Ông Hoàng Phước, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết nhiều ngư dân ở địa phương hành nghề câu cá hố trên biển đang bị thiệt hại nặng do cá nóc xuất hiện nhiều.

Loài cá này cắn đứt hết dây câu khi ngư dân vừa bủa. Nhiều tàu thiệt hại vài chục triệu đồng sau mỗi chuyến đi biển. Tình hình này đã kéo dài nhiều tháng khiến sản lượng đánh bắt thủy sản của địa phương năm nay giảm mạnh so với những năm trước. "Năm nay, cá nóc xuất hiện nhiều và kéo dài hơn so với các năm khác" - ông Phước nhìn nhận.

Vừa mới trở về sau chuyến biển, ông Trần Văn E (ngụ thị trấn Thuận An) phải chi gần 20 triệu đồng mua cước, lưỡi câu, huy động hơn 4 nhân công trong 4 ngày mới khắc phục xong toàn bộ dàn câu trên tàu bị cá nóc cắn mất.

Ngư dân điêu đứng vì cá nóc - Ảnh 1.

Cá nóc xuất hiện nhiều trên vùng biển Thừa Thiên - Huế gây thiệt hại cho ngư dân

Ông E cho biết tàu của ông có 9 lao động, hành nghề câu cá hố ở vùng biển khơi. Từ đầu năm đến nay, biển xuất hiện rất nhiều cá nóc. Trong 5 chuyến ra khơi gần đây, tàu mất khá nhiều lưỡi câu do cá nóc cắn, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Chuyến ra khơi vừa rồi, cả bộ ngư cụ trên tàu với hàng ngàn lưỡi câu đã bị cá nóc cắn sạch. "Tôi bủa chỗ nào thì cá nóc vây kín chỗ đó, chỉ ít phút sau, cả bộ câu bị cá cắn hết" - ông E nói.

Theo anh Trần Văn Lộc, người đi theo tàu câu của người thân, năm nay cá nóc ở vùng biển Thừa Thiên - Huế nhiều hơn mọi năm. "Trước đây, mỗi chuyến đi bạn, tôi được vài triệu đồng, còn bây giờ may lắm chỉ được vài trăm ngàn đồng. Nhiều lúc chủ tàu lỗ do câu bị cá nóc cắn hết" - anh Lộc tâm sự.

Ông Trần Thanh Hữu - Tổ trưởng tổ dân phố Hải Tiến, thị trấn Thuận An - nhận định năm nay những người làm nghề lưới rất được mùa, ngược lại những người hành nghề câu thiệt hại nặng do bị cá nóc cắn phá. Tổ dân phố Hải Tiến có trên 110 tàu hành nghề trên biển thì có hơn 50% tàu câu nên thiệt hại lớn. Do thu nhập thấp nên một số lao động đi bạn trong vùng tạm thời chuyển sang đánh cá bằng tàu gần bờ.

Cụ Trần Thảo, người gắn cả đời mình với biển, dự đoán: "Theo kinh nghiệm của tôi thì phải có một đợt bão hoặc mưa lớn mới giảm mạnh cá nóc".

Không chỉ thị trấn Thuận An, ngư dân các xã ven biển huyện Phú Vang, như Phú Thuận, Phú Hải... cũng bị thiệt hại nặng do cá nóc.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top