Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 12 năm 2020 | 20:23

Ngư dân miền Trung sống nhờ biển và khai thác tiềm năng biển

Ngư dân khu vực miền Trung từ bao đời nay đã bám biển, và sống nhờ vào biển để khai thác tiềm năng biển cả đã ban tặng.

Thanh Hoá: Bám biển để phát triển kinh tế

Cư dân xã Ngư Lộc (Diêm Phố) xưa là làng hỗn canh, sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, làm muối và đi biển.

 

th-3.jpg

 Khách mua hàng tại cơ sở thu mua hải sản Sơn – Thảo xã Ngư Lộc.

 

Trải qua bao biến thiên do sự xâm thực mặn của biển ngày càng ăn sâu vào đất liền, đã khiến cho người dân không thể tiếp tục sản xuất trồng trọt và làm muối.

Song, nghề đi biển vẫn được duy trì, bởi vùng biển này có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nghề khai thác và chế biến hải sản.

Ngư trường ở đây cũng khá rộng lớn về quy mô và phong phú về giống loài. Vì vậy, cư dân Ngư Lộc luôn coi nguồn sống lâu dài của họ là biển, sống nhờ biển và khai thác biển.

Qua nhiều con ngõ chật hẹp, chúng tôi mới có thể chen chân vào được các thôn và trung tâm xã Ngư Lộc (Hậu Lộc) - nơi được mệnh danh là làng biển nhỏ nhất cả nước, với diện tích chưa đầy 1km2.

Tuy dân cư đông đúc, nhà cửa san sát, nhưng người dân ai cũng lo làm ăn, bảo ban nhau phát triển kinh tế, làm giàu từ nghề biển. Cơ sở khai thác và thu mua hải sản Sơn - Thảo, ở thôn Thắng Phúc là một thí dụ.

Để nâng cao năng lực khai thác, năm 2016, vợ chồng chị Thảo đã xoay đủ các nguồn vốn từ ngân hàng, anh em, bạn bè để chung vốn với 1 gia đình khác trong xã đầu tư tàu 67.

Với kinh nghiệm hơn 20 năm đi biển, nếu trời yên biển lặng, mưa gió thuận hòa, gia đình chị Thảo cứ đều đều khai thác mỗi năm khoảng 100 tấn hải sản các loại, bình quân khoảng 3-4 tỷ đồng/năm.

Ngoài ra, chị còn tạo việc làm cho 10 lao động đi biển, với thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng. Các loại hải sản đánh bắt được đem về cấp đông và sấy khô, như: cá, mực, tôm... đủ loại.

Đặc biệt, tại cơ sở của chị Thảo, hải sản khi chế biến, sơ chế, bảo quản luôn đảm bảo vệ sinh ATTP, không sử dụng phụ gia và chất bảo quản. Hàng về đến đâu được đóng gói bán hết đến đó; khách hàng trong và ngoài tỉnh đều biết đến và rất ưa chuộng tin dùng sản phẩm.

Trên địa bàn xã Ngư Lộc hiện có 336 phương tiện khai thác, với tổng công suất 70.671 CV; lao động nghề cá có 2.541 lao động. Tổng sản lượng khai thác năm 2020 ước đạt 12.290 tấn, tổng giá trị khai thác hải sản ước đạt 276 tỷ đồng.

Phát huy tiềm năng lợi thế của xã ven biển, những năm qua Ngư Lộc đã tập trung phát triển đa dạng các phương thức đánh bắt và chế biến hải sản.

Triển khai và tuyên truyền cho chủ tàu, cũng như người lao động chủ động tham gia phòng tránh thiên tai, cứu hộ, cứu nạn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khai thác trong mùa mưa bão và diễn biến bất thường của thời tiết để chủ động phòng tránh.

Ngư dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác trên biển, và thực hiện đăng ký, đăng kiểm đúng hạn, mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên, lắp đặt thiết bị máy giám sát hành trình, thực hiện tốt Luật Thủy sản.

 Xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho các chủ phương tiện, thuyền trưởng, trưởng thôn, cán bộ quản lý nghề cá về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ứng dụng KHKT trong khai thác thủy sản. Thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời các gia đình có người thân gặp nạn, rủi ro do thiên tai...

Nghệ An: Hơn 8.500 lượt tàu của ngư dân cập cảng cá

Năm 2020, tại các cảng cá có hơn 8.500 lượt tàu của ngư dân cập cảng với sản lượng hàng hóa thủy sản gần 67.301 tấn.

 

cmra-9.jpg

Hệ thống camera tại Cảng cá Cửa Hội. Ảnh tư liệu Hoàng Vĩnh.

 

Hệ thống Cảng cá ở Nghệ An (gồm Cảng cá Cửa Hội, Lạch Vạn, Lạch Quèn, Quỳnh Phương) được xây dựng, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.

Ban quản lý Cảng cá Nghệ An phát huy hiệu quả mặt bằng cơ sở hạ tầng, máy móc, phương tiện, thiết bị  phục vụ cộng đồng ngư dân ngày càng thuận lợi, hiệu quả.

Để thu hút nhiều tàu thuyền, phương tiện hoạt động tại cảng cá, Ban quản lý Cảng cá Nghệ An tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Năm 2020 đã bảo trì, bảo dưỡng hệ thống các trạm biến áp, đèn tín hiệu báo bão, đèn báo ra vào cầu cảng, sửa chữa hệ thống camera các cảng cá, hệ thống PCCC tại Cảng cá Quỳnh Phương.

Sửa chữa nhà trực tại khu neo đậu tránh trú bão Lạch Quèn, nâng cấp, sửa chữa hàng rào bến cá Bắc Lạch Quèn, sửa chữa bờ kè Cảng cá Quỳnh Phương...

Năm 2020, tại các cảng cá có hơn 8.500 lượt tàu cá của ngư dân cập cảng với sản lượng hàng hóa thủy sản gần 67.301 tấn, lượng hàng hóa khác qua cảng 3.002 tấn.

Nhờ duy trì tốt hoạt động tại các cảng cá năm 2020, Ban quản lý Cảng cá Nghệ An tổng nguồn thu đạt gần 2,1 tỷ đồng, trong đó thu từ dịch vụ phương tiện hàng hóa gần hơn 1,3 tỷ đồng, dịch vụ mặt bằng gần 774 triệu đồng... 

Khánh Hoà: Tăng tốc gỡ “thẻ vàng” thủy sản

Mới đây, tại tỉnh Khánh Hòa, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hội nghị về công tác gỡ “thẻ vàng” thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC). Các đại biểu cho rằng, cả nước cũng cần tăng tốc thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp để gỡ “thẻ vàng” thủy sản trong thời gian tới.

 

the-19.jpg

 Cảng cá An Hòa mặc dù được chỉ định nhưng chưa thực hiện truy xuất nguồn gốc hải sản. Ảnh: VIỆT NGUYỄN

 

Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản chế biến của nước ta xuất khẩu sang châu Âu.

Đến nay, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành liên quan và địa phương đã nỗ lực thực hiện các khuyến nghị của EC để khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” bằng các nhóm giải pháp là hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường công tác quản lý tàu cá, giải quyết hiện trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hải sản từ.

Tuy vậy, thống kê của Tổng cục Thủy sản cho thấy, xuất khẩu hải sản chế biến sang thị trường EU giảm rõ rệt.

Cụ thể, năm 2018 giảm 6%, năm 2019 giảm 15% và 9 tháng năm 2020 giảm 13%. Dự báo cả năm 2020, giá trị xuất khẩu hải sản sang EU có thể đạt 340 triệu USD, giảm 10% so năm 2019 và doanh số giảm 28% so năm 2017.

Từ năm 2018, khi Việt Nam bị cảnh báo “thẻ vàng” thủy sản, thị trường EU từ vị trí số 2 trong xuất khẩu hải sản của Việt Nam đã tụt xuống thứ 5, sau Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và ASEAN.

Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, đã tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU.

Song, điểm nghẽn là đến nay nước ta vẫn chưa được EC gỡ “thẻ vàng” thủy sản. Muốn giải quyết vấn đề này, bắt buộc Việt Nam phải chấm dứt tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) và được EC ghi nhận. 

Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, EU là thị trường rất tiềm năng đối với ngành chế biến thủy sản xuất khẩu của Quảng Nam.

EC cảnh báo “thẻ vàng” thủy sản không chỉ khiến doanh nghiệp chế biến thủy sản lao đao, mà còn ảnh hưởng xấu đến sinh kế của người lao động và cộng đồng ngư dân. Giá trị hải sản sau khai thác của Quảng Nam cũng vì thế mà suy giảm.

Theo ông Ngô Tấn, chỉ khi gỡ được “thẻ vàng” thủy sản thì xuất khẩu hải sản sang EU mới thuận lợi trở lại. Tính xa hơn, các thị trường khác như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc cũng đang kiểm soát chặt vấn nạn khai thác IUU.

“Không còn cách nào khác, Quảng Nam phải gấp rút triển khai các giải pháp thiết thực để cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” thủy sản để nâng cao giá trị hải sản sau khai thác, hướng đến phát triển nghề cá bền vững” - ông Ngô Tấn nói.

Theo Tổng cục Thủy sản, qua 2 cuộc họp trực tuyến vào tháng 6 và tháng 10 năm 2020, với các cơ quan chức năng của nước ta, đoàn thanh tra EC đã chỉ ra nhiều vấn đề Việt Nam chưa thể khắc phục triệt để.

Đó là công tác kiểm soát tàu cá, cụ thể vẫn còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản. Việc giám sát sản lượng khai thác chưa chặt chẽ; nhất là chưa đảm bảo 100% tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình khi đánh bắt hải sản ở các vùng biển xa.

Thực thi pháp luật trong chống khai thác IUU ở mỗi địa phương trên phạm vi cả nước khác nhau, chưa thống nhất… 

Riêng với Quảng Nam, từ đầu năm đến nay, Bộ NN&PTNT đã ghi nhận 24 trường hợp tàu cá của ngư dân hoạt động trên biển không có tín hiệu của thiết bị giám sát hành trình, 9 trường hợp tàu cá sang phạm vi vùng biển của nước bạn để khai thác hải sản.

Trong khi đó, với các trường hợp sai phạm, đến nay cơ quan chức năng cũng chỉ tuyên truyền, vận động, nhắc nhở chứ chưa xử phạt để răn đe.

Hiện tại, rất nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Nam vẫn chưa đăng ký để được cấp giấy chứng nhận ATTP. Việc truy xuất nguồn gốc hải sản sau khai thác vẫn ì ạch tại Quảng Nam.

Bộ NN&PTNT chỉ định cảng cá An Hòa (xã Tam Giang, Núi Thành) là nơi truy xuất nguồn gốc hải sản, nhưng bất cập là ở cảng cá này chỉ tập trung duy nhất tàu cá của nghề câu mực khơi - không xuất khẩu sang EU, thậm chí xuất khẩu không chính danh qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Các nghề có sản phẩm xuất khẩu sang EU là lưới vây, lưới chụp, lưới rê... hầu hết chỉ cập bờ, bán cá ở các cầu cảng tư nhân không có chức năng truy xuất nguồn gốc hải sản.

Ông Trần Quang Kiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) kiêm Chủ tịch Hội nghề cá Quảng Nam cho rằng, cần kiên quyết ngăn chặn, tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản.

Đây là một trong những nội dung bắt buộc hàng đầu để phía EC có thể xem xét gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam, trong đó có Quảng Nam.

Bởi vậy, thời gian tới, ngành thủy sản sẽ huy động các địa phương có nghề cá tập trung mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các biện pháp chống khai thác IUU.

Đến thời điểm này, vẫn còn nhiều tàu cá của ngư dân Quảng Nam không có hoặc hết hạn giấy phép khai thác hải sản, vẫn ra khơi đánh bắt hải sản.

Nhiều tàu cá, nhất là nghề lưới chụp đăng ký sản xuất ở vùng biển xa bờ nhưng chủ yếu lại hoạt động ở tuyến lộng. Trong khi đó, mặc dù Nghị định 42 của Chính phủ đã ghi rõ nhiều mức xử phạt khác nhau cho các trường hợp khai thác hải sản không đúng quy định nhưng đến nay việc triển khai vẫn còn bỏ ngỏ.

Bởi vậy, để tăng tốc cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” thủy sản, Quảng Nam cần vào cuộc đồng bộ với các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả thực thi.

 

 

Yên Như
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top