Ngư dân Quảng Ngãi chở “lộc biển” về từ Hoàng Sa, Trường Sa
Sau nhiều ngày bám ngư trường xuyên Tết, hàng trăm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đã rộn ràng cập cảng, mang theo “lộc biển” với những khoang tàu đầy ắp cá…
Bội thu từ ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa
Trong những ngày đầu của tháng Giêng năm Tân Sửu – 2021, tại cảng cá Sa Kỳ (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), tàu thuyền liên tục cập bờ với những khoang tàu đầy ắp cá, hứa hẹn mùa màng bội thu, ngư dân rất phấn khởi.
Trở về sau gần 1 tháng bám biển xuyên Tết, ngư dân Nguyễn Duy Sơn (38 tuổi, trú xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, chủ tàu cá QNg- 90744TS) cùng các thuyền viên trên tàu khẩn trương bán cá cho thương lái.
Anh Sơn vui mừng: “Trong chuyến biển xuyên Tết, tàu tôi thu được gần 9 tấn cá chuồn. Sau khi trừ đi các chi phí nhiên liệu, thực phẩm hết 110 triệu đồng thì các anh, em thuyền viên trên tàu cũng thu được hơn 10 triệu đồng mỗi người. Đang mùa cá, thời tiết thuận lợi nên chắc cũng chỉ ở nhà vài ngày rồi tranh thủ đi biển”.
"Tàu về bến ngay những ngày đầu Xuân nên cá chuồn cồ được tiêu thụ mạnh ở các chợ tại Quảng Ngãi. Loại cá này thơm ngon, phù hợp với làm chả hoặc chế biến món nướng nên chuyến tàu nào về bến cũng bán nhanh hết”, một thương lái thu mua cá cho hay.
Bên cạnh trúng đậm cá chuồn cồ, ngư dân Quảng Ngãi còn đánh bắt được nhiều cá chủa với trọng lượng lớn. Mỗi kg cá chủa bán cho thương lái có giá từ 30.000 đến 50.000 đồng.
Còn tàu cá QNg-95021TS của ngư dân Nguyễn Cảm cũng đang tích cực chuẩn bị cho phiên biển mới. Ngư dân Nguyễn Cảm cho biết, tàu của ông đánh bắt xuyên Tết, trúng đậm cá chuồn, mỗi bạn chài thu được từ 10 -12 triệu đồng nên ai cũng phấn khởi.
“Sau khi nghỉ ngơi 4 ngày, tôi và các anh em thuyền viên đang nhập hơn 500 cây đá lạnh để tiếp tục vươn khơi. Dự kiến chuyến biển này tàu tôi đánh bắt hải sản trên biển khoảng 25 ngày ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa”, ngư dân Nguyễn Cảm cho hay.
“Săn lộc” đầu năm
Hiện các tàu cá ở bờ cũng đang rộn ràng chuẩn bị cho phiên biển đầu năm. Đang tất bật chuyển đá vào hầm, chủ tàu Phan Văn Hải (xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi) chia sẻ: “Sau thời gian vui Xuân đón Tết, chúng tôi đang chuẩn bị vươn khơi để săn lộc biển đầu năm. Thời tiết thuận lợi, anh em hy vọng chuyến biển này sẽ may mắn”.
Theo các ngư dân, năm nay do ảnh hưởng củadịch Covid-19 nên các địa phương không tổ chức lễ ra quân đánh bắt đầu năm, nghi thức cúng biển cũng tổ chức rất đơn giản, gọn nhẹ với mong muốn mưa thuận gió hòa, bắt được nhiều tôm cá. Đặc biệt, ngư dân mong muốn tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt để giá cá được tăng cao, qua đó có nguồn thu nhập cao hơn.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cho biết, toàn xã Bình Châu có hơn 200 tàu cá đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Hàng năm, từ sau Tết đến rằm tháng Giêng, mỗi ngày hàng chục tàu xuất bến ra khơi. Những ngày này, các cơ sở đá lạnh và dịch vụ hậu nghề cá cần tại đây hoạt động hết công suất đáp ứng nhu cầu của ngư dân.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.