Người nuôi tôm nước lợ ở Khánh Hòa đối mặt nhiều bất lợi
Thời tiết không thuận lợi, con giống chất lượng khan hiếm, cùng với đó là giá vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thủy sản, dầu cho chạy máy quạt cho ôxy… tăng, người nuôi tôm nước lợ ở Khánh Hòa đang đối mặt chồng chất khó khăn.
Người nuôi tôm lo ngại
Xã Vạn Thọ (Vạn Ninh) là một trong những nơi nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao trải bạt chủ lực của tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, thời điểm này, nhiều ao nuôi vẫn chưa thả giống cho vụ mới.
Ông Trần Quang Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ cho biết, đến nay toàn xã mới thả khoảng 25/47ha. Nguyên nhân một phần do thời tiết không thuận lợi, con giống chất lượng khan hiếm, cùng với đó là giá vật tư đầu vào như thức ăn, thuốc thủy sản, dầu cho chạy máy quạt cho ôxy… đều tăng cao, khiến người nuôi còn lưỡng lự chưa thả giống đồng loạt như mọi năm dù đã bước vào chính vụ nuôi tôm.
Theo ông Khánh, đối với diện tích đã thả tôm thời gian qua, nhiều hộ bị thiệt hại, bởi thời gian qua xuất hiện mưa lớn trái mùa và con giống thả nuôi chất lượng kém.
Ông Trần Văn Gần, người tôm ở khu vực Tuần Lễ, xã Vạn Thọ cũng xác nhận vấn đề trên và cho biết: Gia đình vụ một thả 50 vạn giống, sau 27 ngày nuôi thì tôm chết hàng loạt, thiệt hại trên 100 triệu đồng.
Không chỉ gia đình ông Gần bị thiệt hại mà đến 60 - 70% diện tích thả nuôi ở khu vực thôn Tuần Lễ cũng trong tình trạng tương tự, tôm nuôi bị chết nên đành xả ao sớm. Trong khi đó, số diện tích tôm nuôi chưa dính bệnh thì phát triển èo uột, chậm lớn.
“Chưa năm nào thời tiết biến đổi thất thường như năm nay, đáng lẽ thời điểm này trời êm, mát mẻ, thuận lợi cho việc nuôi tôm. Nhưng suốt thời gian vừa qua, gió vẫn thổi mạnh như mùa đông, nhiệt độ ban ngày, ban đêm chênh lệch nhiều. Từ đó làm tôm nuôi bị sốc nhiệt, giảm sức đề kháng, phát sinh nhiều dịch bệnh gây thiệt hại”, ông Gần than vãn.
Còn tại phường Ninh Hà (TX Ninh Hòa), người nuôi tôm nước lợ cũng bắt đầu cải tạo ao đìa và thả giống vụ đầu. Theo ông Nguyễn Minh Nhật, Phó Chủ tịch UBND phường Ninh Hà, đến nay, người nuôi đã thả hơn 300/470ha nuôi tôm nước lợ. Cũng như xã Vạn Thọ, diện tích chưa thả ở phường Ninh Hà hiện bà con lo ngại thời tiết không thuận lợi cho nuôi tôm. Đặc biệt, giá vật tư đầu vào tăng cao, trong khi giá tôm thương phẩm bán ra bấp bênh lại ở mức thấp nên người nuôi chưa mạnh dạn thả giống.
Theo người nuôi tôm, thức ăn cho tôm thẻ hiện có giá 38.500 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với năm ngoái. Tức mỗi bao thức ăn cho tôm loại 20kg có giá 770.000 đồng. Trong khi đó, giá tôm thương phẩm được thu mua ở mức thấp hơn so với thời điểm năm ngoái. Chẳng hạn như tôm bán chợ (tôm sống) thời điểm này năm ngoái có giá 125.000 đồng/kg (loại 100 con/kg), nay chỉ còn 115.000 đồng/kg. Còn tôm bắt trong lồng có giá 105.000 đồng/kg (loại 100 con/kg) và tôm ướp đá 95.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).
Để vụ nuôi tôm bớt rủi ro
Theo bà Nguyễn Toàn Thư, phụ trách Phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Khánh Hòa), thức ăn trong nuôi tôm chiếm phần lớn giá thành sản phẩm tôm nuôi. Vì vậy, để giảm giá thành sản phẩm trong nuôi tôm, người nuôi cần phải giảm chi phí thức ăn. Để giải quyết vấn đề này, người nuôi cần triển khai một số giải pháp đồng bộ như: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất và quản lý chặt chẽ ao nuôi nhằm kiểm soát hệ số thức ăn FCR, đồng thời tăng cường việc giám sát cho tôm ăn, tránh cho tôm ăn thừa, áp dụng phương pháp quản lý sàng ăn để giảm tối đa chi phí thức ăn trong nuôi tôm.
Bên cạnh đó, người nuôi có thể điều chỉnh thức ăn từng cữ trong ngày theo thời tiết, đặc biệt 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng bắt mồi của tôm là nhiệt độ nước và lượng ôxy hòa tan. Chỉ cho tôm ăn 70 - 80% lượng thức ăn theo bảng hướng dẫn của các công ty sản xuất thức ăn. Cắt giảm mạnh hoặc thậm chí ngưng cho ăn trong các trường hợp đàn tôm đang lột xác, tôm nổi đầu thiếu ôxy, tôm nhiễm bệnh hoặc ao nuôi ô nhiễm nặng như tảo chết hoặc tàn.
Ngoài ra, người nuôi tôm cần tham gia vào các chuỗi liên kết giá trị tôm để có thể nhận thức ăn trực tiếp từ nhà máy, công ty với số lượng lớn, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, từ đó sẽ giảm chi phí sản xuất. Cần quan tâm đến khâu lựa chọn con giống tốt, sạch bệnh ở những cơ sở sản xuất uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhằm hạn chế rủi ro ngay từ đầu. Cùng với đó, cần áp dụng khoa học - kỹ thuật trong nuôi tôm như Biofloc, Semi Biofloc, công nghệ sinh học, mô hình nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn để mang lại hiệu quả cao…
Bà Nguyễn Toàn Thư, phụ trách Phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Khánh Hòa) cho biết, toàn tỉnh có khoảng 1.800ha ao nuôi tôm nước lợ. Tính đến nay, bà con mới thả khoảng 561ha thấp hơn so với cùng kỳ. Trong đó diện tích thả tôm thẻ khoảng 493ha, đạt 53% so với kế hoạch và diện tích thả tôm sú khoảng 68ha, đạt 37% so với kế hoạch. Nguyên nhân do giá vật tư đầu vào tăng cao và diễn biến thời tiết thất thường, chưa thuận lợi nên người nuôi hạn chế thả giống mới.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.