Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 3 năm 2016 | 1:26

Người trồng tỏi ở Khánh Hòa khốn đốn

Ngày 29/2, bà Đỗ Thị Dù - Chủ tịch UBND xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa - cho biết tỏi từng là cây xóa đói giảm nghèo, giúp người dân vươn lên làm giàu nhưng bây giờ, người trồng tỏi đang lâm vào khó khăn, càng trồng càng lỗ vì sản lượng giảm mạnh.

Từ xóa đói giảm nghèo đến… gây thua lỗ

Do đất ở xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa pha cát và vôi, tương đồng với đất ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) nên từ năm 1995, nhiều người dân Lý Sơn đến đây trồng tỏi, định cư. Ngoài thổ nhưỡng, tỏi giống được lấy từ Lý Sơn nên chất lượng tỏi ở Ninh Phước cũng trắng, thơm nồng, không gắt, nhiều tép nhỏ…, được thị trường ưa chuộng như tỏi trồng ở Lý Sơn.

Từ đó, Ninh Phước được người dân trong vùng gọi là “xã tỏi” với hơn 100 hộ trồng, diện tích lúc cao nhất lên đến 200 ha. Không chỉ Ninh Phước, nhiều xã lân cận như Ninh Vân, Ninh Thủy, Ninh Hải, Ninh Sơn (thị xã Ninh Hòa) cũng trồng tỏi. Có hộ còn chở đất từ Ninh Phước đến các xã lân cận để trồng loại cây mang lại thu nhập cao này.

Cây tỏi kiệt sức do nắng hạn, sâu bệnh
Cây tỏi kiệt sức do nắng hạn, sâu bệnh

Những năm trước, cây tỏi mang lại lợi nhuận kha khá cho người dân nơi đây. Trung bình mỗi hecta, người trồng thu được khoảng 200 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên hiện nay, nghe nhắc đến tỏi, ông Phan Phùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Phước, ngao ngán: “Năm nay, toàn xã trồng chưa đến 100 ha, giảm nhiều so với năm ngoái. Vựa tỏi Lý Sơn ở Khánh Hòa đang gặp hạn bởi càng trồng càng lỗ”.

Bà Lê Thị Lý (ngụ thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước) cho biết trồng tỏi ngày càng kém hiệu quả. Năm 2015, 1 sào tỏi, gia đình bà thu được 1,2 tấn, trong khi năm nay chưa tới 500 kg. Với 8 sào tỏi, vụ này gia đình bà lỗ khoảng 50 triệu đồng. Bà Lê Thị Bảy (ngụ thôn Ninh Yển, xã Ninh Phước) bộc bạch: “Năm ngoái, mỗi sào tỏi thu hơn 30 triệu đồng. Năm nay, dù giá tỏi khá cao nhưng do sản lượng thấp nên thu vẫn không đủ chi”.

Không chỉ Ninh Phước, ông Nguyễn Văn Ánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Vân, cho biết vụ tỏi năm nay, năng suất ở đây giảm từ 50%-70% so với năm trước, nhiều nơi gần như mất trắng.

Tìm cách giúp dân

Theo ông Phùng, vài năm trở lại đây, dịch bệnh liên tục tấn công cây tỏi gây cháy lá, ảnh hưởng đến quá trình tạo củ. Cùng với đó, nhiều đợt hạn gay gắt khiến cây tỏi kiệt sức, ngã đổ, gốc bị xé bẹ, lép củ. Cây tỏi thích hợp với thời tiết mát mẻ nên nông dân thường xuống giống vào tháng 10 âm lịch. Tuy nhiên, thời tiết 2 năm trở lại đây biến đổi theo hướng bất lợi cho cây trồng này. “Thời tiết thất thường, sâu bệnh hoành hành đẩy chi phí đầu tư lên quá cao, trong khi năng suất giảm khiến người trồng tỏi lỗ nặng” - ông Phùng đúc kết.

Theo Phòng Kinh tế- UBND thị xã Ninh Hòa, 300 ha tỏi ở địa phương gần đây liên tục sụt giảm sản lượng, người trồng khốn đốn. Ông Bùi Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa, cho biết sáng 29-2, đoàn cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa cùng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đến khảo sát nhiều ruộng tỏi ở địa phương để triển khai phương pháp tưới nước tiết kiệm nhằm chống chọi với khô hạn kéo dài. “Phương pháp này đã thành công ở nhiều nơi, hy vọng có thể cứu được cây tỏi, giúp người trồng vượt quá khốn khó” - ông Bình nói.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top