Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 3 tháng 12 năm 2017 | 3:45

Nhà vườn đua nhau trồng cam, chanh đặc sản đón Tết

Trồng cam, chanh “hàng độc”, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP đang là đích đến của nhiều nhà vườn. Hiện, bà con đang hối hả đưa cam trẩy hội, chào hàng đón Tết.

Cam sạch Vũ Quang “đua” hội

Tham gia Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ nhất 2017, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) mạnh dạn đăng ký 8 gian hàng, trong đó có 6 gian hàng cam, 1 gian mật ong, 1 gian mật mía. Đây là những sản phẩm đặc trưng của Vũ Quang để chuẩn bị chào hàng đón Tết Nguyên đán và khẳng định chất lượng với người tiêu dùng.

Là một trong những hộ có thâm niên trồng cam lâu nhất Vũ Quang, đến nay, anh Lê Ngọc Lâm, xã Đức Bồng, đã có trên 1.500 gốc cam chanh. Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi nhưng nhờ thực hiện đúng quy trình chăm sóc nên cam cho quả khá nhiều, ngon, đều và đẹp.

Anh Lâm cho biết, những ngày qua rất đông thương lái đến mua với giá bình quân 30.000 -  40.000 đồng/kg nhưng anh không bán, để  dành mang đến Lễ hội những quả cam ngon nhất, đẹp nhất, nhằm quảng bá cho sản phẩm cam Vũ Quang để mọi người cùng biết. Hiện cam của anh đã được đăng ký và dán nhãn truy xuất nguồn gốc.

Thực hiện chủ trương sản xuất hàng hóa, những năm qua, các vườn ở Vũ Quang đặc biệt chú trọng quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng cam ngon, sạch từ khâu chọn giống có nguồn gốc, đến quá trình đào hố, trồng và chăm sóc, nhất là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo vừa cho năng suất, hiệu quả, vừa đảm bảo cam sạch, không có dư lượng thuốc trừ sâu.

Để có nguồn hàng chất lượng tham gia lễ hội, Vũ Quang đã thành lập đoàn khảo sát đến từng hộ để lựa chọn những quả cam đảm bảo chất lượng; hình dáng đẹp, ưu tiên các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy trình  sản xuất đúng với tiêu chuẩn đề ra.

    

       Cam Vũ Quang không có dư lượng thuốc trừ sâu.

Bà Nguyễn Thị Lương, Chủ tịch Hội sản xuất và kinh doanh Cam huyện Vũ Quang, cho biết: “Hiện, công tác chuẩn bị đã cơ bản xong, chỉ chờ đến ngày là tiến hành đem sản phẩm đã lựa chọn xuống trang trí, để các gian hàng đẹp, bắt mắt và cuốn hút khách hàng”.

Thượng Lộc:  Cam giòn nức tiếng, khách “săn” tận vườn

 Xã Thượng Lộc (Can Lộc - Hà Tĩnh) từ trước đến nay vốn đã nổi tiếng với sản phẩm cam chanh thơm, ngọt; những năm gần đây còn nức tiếng với giống cam giòn độc đáo. Cam giòn chưa được trồng rộng rãi, sản lượng chưa nhiều nên khiến người mua phải “săn” tận vườn mới có

Cam giòn Thượng Lộc mới chỉ được trồng rải rác và chiếm diện tích nhỏ tại các vườn cam, nhưng chỉ sau 1 mùa ra ra tung thị trường, những người “sành” ăn đã nhận diện được hương vị độc đáo của nó. Hiện, mặc dù các hộ đã mở rộng diện tích nhưng sản lượng chưa đủ để bán đại trà ra thị trường. Hầu như những gốc cam giòn ở các vườn đều đã có khách quen đặt mua hàng năm. Anh Trần Văn Lớn, thị trấn Nghèn, cho biết: “Đến mùa là tôi lên nhà vườn đặt tiền và chờ cam chín là cắt, phần để ăn, phần để biếu tặng”.

Tiếng lành đồn xa, không chỉ người sành ăn ở Can Lộc biết đến loại cam này mà người tứ xứ chỉ một lần được thưởng thức cũng đã tìm đến tận vườn. Anh Trần Ngọc Linh, người chuyên kinh doanh hàng nông sản ở Hà Nội cho biết: “Tôi đã bán cam Khe Mây, cam Xã Đoài nhiều năm, nhưng nay mới biết đến cam giòn Thượng Lộc. Theo chân một người bạn, tôi đã vượt đường sá xa xôi đến tận vườn để khám phá loại nông sản này. Và quả là không uổng công. Cam giòn là một giống cam chanh vừa có vị ngọt mát của cam Xã Đoài, vị thơm đặc trưng của núi đồi Thượng Lộc, tép cam lại có độ giòn không loại cam nào có được. Tôi cũng đã làm việc với nhà vườn để đưa giống cam này lên kệ tại hệ thống cửa hàng của công ty”.

   Vị độc đáo của cam giòn đã thu hút người sành ăn vào tận vườn đặt mua.

Theo đó, cam giòn được trồng ở Thượng Lộc một cách tình cờ. Trong lúc đi mua giống về trồng, một số người dân ở thôn Anh Hùng đã mua về trồng thử. Không giống với loại cam chanh thông thường, quả bói thường rất to, vỏ mọng và khi chín có màu vàng ươm; cam giòn quả lại nhỏ, vỏ hơi sậm màu. Ban đầu, người trồng cam không mặn mà với giống cam này nhưng về sau, khi khách hàng bắt đầu khám phá ra vị ngon khác biệt và “săn lùng” để mua tận vườn thì các hộ mới bắt đầu mở rộng diện tích.

Anh Nguyễn Văn Huy, thôn Anh Hùng, cho biết: “Ban đầu, tôi chỉ trồng thử vài gốc, thấy quả nhỏ lại không “đẹp mã” nên cũng không có ý định trồng nhiều. Tuy nhiên, từ sự ưa chuộng của khách hàng nên chúng tôi đã nhân giống. Đến nay, vườn của tôi có 10 gốc cam giòn và thường được khách hàng đặt mua ngay từ khi cam còn xanh.

Mặc dù quả nhỏ hơn so với cam chanh thông thường nhưng cam giòn bao giờ cũng cao hơn 10 giá. Hiện, nếu mua tại vườn, mỗi kg cam giòn có giá 50.000 đồng. Ông Nguyễn Viết Chuân – Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Toàn xã hiện có 200 ha cam, trong đó có khoảng 10 ha cam giòn. Tuy sản lượng chưa nhiều nhưng giá trị kinh tế mang lại cao hơn nên các hộ đang nhân giống, mở rộng diện tích loại cam này”.

Lục Yên: Cam sành đạt chuẩn VietGAP

Hiện, xã Khánh Hòa (Lục Yên - Yên Bái) có 179ha cam, trong đó 90ha đã cho thu hoạch. Dự kiến năm 2017, toàn xã đạt sản lượng 500 tấn, thu về khoảng 5 tỷ đồng.

Năm 2015, anh Nguyễn Thanh Sơn, thôn 5, xã Khánh Hòa, tham gia Hợp tác xã (HTX) Cam sành Lục Yên. Quá trình trồng và chăm bón, anh Sơn luôn tuân thủ quy trình sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Với diện tích trên 2ha trồng cam sành, anh Nguyễn Đức Hùng, thôn Tặng Phầy cũng là một thành viên của HTX Cam sành Lục Yên. Tham gia HTX, anh được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nên 2 năm gần đây, năng suất cam của gia đình anh cao hơn so với những năm trước và đầu ra khá ổn định.

Những cây cam sành trên 20 năm tuổi, trĩu cành của gia đình anh Nguyễn Thanh Sơn, thôn 5, xã Khánh Hoà.

Cam sành Lục Yên vốn là đặc sản nổi tiếng của địa phương từ hàng chục năm qua. Hiện, đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn đem lại thu nhập cao của người nông dân. Với lợi thế của vùng cam truyền thống, những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích tập trung, chính quyền và người trồng cam Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng theo quy trình  VietGAP. 

 Sơn La: Chanh leo lần đầu tiên sang Pháp

Gần đây, một tin vui đến với người dân trồng chanh leo ở  Sơn La, đó là sản phẩm quả chanh leo tươi, đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Pháp.  Được biết, Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc là đơn vị trực tiếp xuất khẩu chanh leo sang Pháp bằng đường hàng không.

Hai tấn chanh leo quả tươi đầu tiên đã được Công ty cổ phần Nafood xuất khẩu sang các siêu thị của nước Pháp. Để được xuất khẩu, những quả chanh leo phải đạt tiêu chuẩn trọng lượng 12 quả/kg và phải được trồng, chăm sóc, thu hoạch theo tiêu chuẩn Globalgap ( tiêu chuẩn xuất khẩu của Châu Âu).

Hiện, Công ty cổ phần Nafood Tây Bắc là đơn vị được tỉnh Sơn La cấp phép đầu tư trồng và chế biến chanh leo. Vùng nguyên liệu của công ty hiện có trên 500 ha tập trung chính ở hai huyện Mộc Châu và Thuận Châu. Dự kiến, sản lượng thu hoạch năm nay đạt trên 12.000 tấn quả tươi. Với giá bán bình quân 15.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi ha chanh leo cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng.

Chanh leo xuất khẩu được trồng, chăm sóc và thu hoạch theo tiêu chuẩn Globalgap.

Việc xuất khẩu chanh leo sang thị trường Pháp góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản chủ lực của Sơn La có lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng, nhằm tăng nhanh sản lượng sản phẩm có chất lượng và không ngừng gia tăng giá trị sản phẩm.

Tỉnh Sơn La đã có các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường ngoài nước như chè, mận hậu, xoài, mật ong… Hoạt động xuất khẩu chanh leo ra thị trường nước ngoài nói riêng và các mặt hàng nông sản của Sơn La nói chung, sẽ làm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, có tác dụng tương hỗ trong việc tiêu thụ hàng hóa, để tránh bị ép cấp, ép giá các sản phẩm nông sản trong xu hướng hội nhập.

An Như (tổng hợp)

      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top