Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 7 năm 2022 | 19:44

Nhật Bản hỗ trợ cải thiện giá trị rau quả Việt Nam

Ngày 4/7, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo chia sẻ kiến thức Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam”.

Theo đó, nội dung buổi hội thảo xoay quanh vấn đề, 7 tỉnh/thành phía Bắc sẽ được Nhật Bản tài trợ dự án nhằm cải thiện năng lực sản xuất cây trồng an toàn, mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường khó tính. 

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết, hiện nay, Chính phủ cũng như Bộ NN-PTNT rất chú trọng đến vấn đề sản xuất an toàn, sản xuất có chứng nhận, thúc đẩy các chuỗi giá trị, đặc biệt là các chuỗi giá trị liên quan đến sản xuất rau củ nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn của nhiều thị trường, cả trong nước và xuất khẩu. 

Tiếp nối 2 Dự án "Tăng cường năng lực cho lĩnh vực quản lý ngành trồng trọt của Việt Nam để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng" và "Tăng cường độ tin cậy trong lĩnh vực sản xuất cây trồng an toàn tại khu vực miền Bắc”, Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” sẽ được triển khai trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định và Sơn La. Kinh phí thực hiện Dự án từ vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ là 3 triệu USD, được triển khai trong vòng 4 năm, từ năm 2022 đến năm 2026.

 

ggggggggggggggggggg.jpg
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

 

Mục tiêu của Dự án là tập trung thúc đẩy, nâng cao năng lực nguồn nhân lực để mở rộng cây trồng an toàn; nâng cao năng lực sản xuất và quản lý của các HTX với mục tiêu sản xuất cây trồng an toàn; thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị và nâng cao năng lực thực thi đảm bảo an toàn thực phẩm.

Theo ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam kỳ vọng, Dự án sẽ nhận được sự quan tâm từ chính quyền địa phương tại các tỉnh, thành phố để Dự án được thực hiện một cách suôn sẻ và hiệu quả, từ đó đem lại những lợi ích cho nông dân cũng như các HTX nông nghiệp.

 

nb.jpg
Ông Murooka Naomichi, Phó Trưởng đại diện Văn phòng JICA tại Việt Nam

 

Ông Murooka Naomichi cũng kỳ vọng Dự án sẽ đóng góp vào chiến lược, định hướng phát triển của các tỉnh, thành phố phù hợp với mục tiêu Dự án.

Là vùng sản xuất rau màu lớn của huyện Yên Mỹ (Hưng Yên), HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp xã Yên Phú có 30 ha trồng rau an toàn được chứng nhận VietGAP. Chia sẻ tại hội thảo, đại diện HTX Yên Phú cho biết, sau khi tham gia vào Dự án “Tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam”, các hộ dân thành viên HTX đã được nâng cao năng lực để sản xuất những sản phẩm rau củ chất lượng cao, đủ điều kiện tiêu thụ tại các thị trường tiềm năng.

Cụ thể, thông qua HTX, các hộ thành viên đã thành lập được mô hình bán hàng tập trung. Giá rau HTX mua từ hộ thành viên luôn cao hơn so với giá thị trường bên ngoài từ 10 - 25%. Bên cạnh đó, HTX cũng tạo việc làm thường xuyên cho xã viên với mức lương bình quân từ 4 – 10 triệu đồng/người/tháng.

Sau khi tham gia Dự án, đến nay, các đơn vị thu mua chính sản phẩm rau sạch của HTX Yên Phú là các siêu thị, công ty lớn. Khối lượng rau củ được tiêu thụ trung bình đã được nâng lên 8 tấn/ngày. Người dân không còn phải bán hàng với hình thức riêng lẻ, số lượng nông dân tham gia bán hàng tập trung đã đạt 80% với giá bán cao hơn tại chợ đầu mối khoảng 20 - 30% giá trị.

Đại diện HTX Yên Phú cho biết, trong thời gian đầu thực hiện bán hàng tập trung, HTX đã phải đối diện với nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong quản lý sản xuất và kiểm soát an toàn thực phẩm.

Theo đó, với sự hỗ trợ của Dự án, HTX Yên Phú đã triển khai những giải pháp trong quản lý sản xuất; kiểm soát an toàn thực phẩm hàng ngày trước khi rau củ được chuyển về nhà xưởng sơ chế; lập kế hoạch sản xuất để cân bằng giữa sản xuất và bán hàng; lựa chọn những kỹ thuật phù hợp với năng lực của bà con nông dân để áp dụng trong canh tác…

Đặc biệt, trong hoạt động sản xuất, Ban Quản lý Dự án JICA tỉnh Hưng Yên đã hướng dẫn người dân áp dụng thực hành nông nghiệp tốt cơ bản tại thực địa; nâng cấp điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân; giới thiệu người dân kỹ thuật canh tác hiệu quả; hướng dẫn nông dân lập kế hoạch canh tác dựa trên nhu cầu của thị trường; ứng dụng ghi chép sản xuất bằng kỹ thuật số…

Nhờ những giải pháp thiết thực, Ban Quản lý Dự án JICA tỉnh Hưng Yên đã giúp người dân tăng khối lượng rau củ quả được bán ra thông qua hình thức bán hàng tập trung. Số nông dân tham gia bán hàng tập trung đã tăng từ 35% trong năm 2017 lên 77% trong năm 2020. Số lượng kênh bán hàng của bà con cũng được tăng lên, trong đó 90% là bán theo hợp đồng với các đơn vị (siêu thị, bếp ăn tập thể, cửa hàng thực phẩm an toàn…), 5% được bán qua các kênh online (facebook, zalo…), 5% được bán qua thương lái.

 

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top