Ngày 8/8, tại TP. Tuyên Quang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi đại gia súc các tỉnh miền núi phía Bắc”.
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại diễn đàn.
Phát biểu tại diễn đàn, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hiện nay, ngành chăn nuôi có sự chuyển đổi rõ rệt về cơ cấu vật nuôi do tác động của nhiều yếu tố như nhu cầu thay đổi về thực phẩm của người tiêu dùng, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm cũng tác động lớn đến cơ cấu chăn nuôi.
Tính đến 10/2018, tổng đàn trâu bò cả nước 8,228,012 con, tăng so với cùng thời điểm năm 2017 là 81,449 con. Sản lượng thịt xuất chuồng 409,625 tấn. Trong đó, các tỉnh miền núi phía Bắc có số lượng trâu, bò đáng kể với 2.389.749 con, chiếm 29,04% tổng số trâu, bò của cả nước.
Hàng năm, số lượng trâu bò đều có sự tăng trưởng và đem lại hiệu quả rõ rệt đó là nhờ việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào thực tiễn sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Tuyên Quang trao đổi về thực trạng chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh.
Trong đó, hoạt động khuyến nông đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển giao TBKT vào sản xuất, bao gồm các lĩnh vực như giống, thức ăn, quy trình kỹ thuật, thiết bị chăn nuôi, xử lý môi trường chăn nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh...
Thông qua các các hoạt động khuyến nông như: Xây dựng mô hình, đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền, những mô hình tiêu biểu, có hiệu quả đã được lan toả, nhân rộng. Chăn nuôi gia trại, trang trại đang dần thay thế quy mô nhỏ lẻ.
Trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi đã được nâng lên rõ rệt, khai thác nhiều đối tượng vật nuôi trên cơ sở phát huy tiềm năng, điều kiện từng vùng, miền để phát triển chăn nuôi một cách bền vững, đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Từ đó góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát huy lợi thế vùng miền và xây dựng nông thôn mới.
Hàng năm, bằng nguồn kinh phí Trung ương và địa phương, hệ thống khuyến nông các tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng được khoảng 450 - 500 điểm trình diễn khuyến nông lĩnh vực chăn nuôi, để chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong sản xuất cho khoảng 9.188 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi từ các dự án, mô hình này. Trong đó, các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm 40 - 45% các mô hình trình diễn khuyến nông. |
Ông Nguyễn Đại Thành, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, hiện, tổng đàn gia súc ăn cỏ của tỉnh đạt 196.823 con. Sản lượng thịt hơi đều tăng; riêng đối với đàn bò tăng mạnh cả về số lượng và sản phẩm, tăng hơn 18%, cho thấy việc chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) hiện nay đang chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa, ngày càng được chú trọng về chất lượng sản phẩm.
Diễn đàn thu hút hàng trăm người chăn nuôi tham gia.
Mô hình chuỗi liên kết nuôi vỗ béo trâu, bò thịt gắn với tiêu thụ sản phẩm tại Tuyên Quang đang mang lại hiệu quả cao.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo ông Tiến Hồng Phúc, Phó trưởng phòng Gia súc lớn (Cục Chăn nuôi), chăn nuôi các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn còn chưa bền vững; giá trị gia tăng thấp; công tác quản lý còn nhiều thiếu sót, bất cập; việc áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi còn chậm. Đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi còn thấp, chưa thu hút được các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Lực lượng cán bộ làm công tác chăn nuôi còn thiếu và yếu. Trong chăn nuôi còn tiềm ẩn những yếu tố về phát sinh dịch bệnh và môi trường.
Tại diễn đàn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phục và phát triển chăn nuôi đại gia súc tại các tỉnh phía Bắc như: Chuyển đổi phương thức chăn nuôi; Các giải pháp cải tạo về giống về thức ăn; Vệ sinh thú y và công tác phòng chống bệnh…
Thông qua mô hình chuỗi liên kết người chăn nuôi không lo đầu vào đầu ra.
Trong đó, tập trung xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, khuyến khích xây dựng các nhóm hộ liên kết trong sản xuất, đặc biệt hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tại địa phương, tạo chuỗi sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào, chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ.
Cùng quan điểm này, Cục Chăn nuôi cho rằng, để tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm chất lượng và an toàn, cần phải xây dựng và tổ chức theo từng chuỗi giá trị trong đó có sự tư vấn và giám sát từ khâu đầu vào sản xuất, giết mổ, tới khâu vận chuyển, bảo quản, đóng gói và phân phối sản phẩm. Đồng thời, phải có chiến lược quảng bá sản phẩm nhằm khai thác lợi thế của sản phẩm.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.