Để sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đa dạng hoá các sản phẩm, mang lại giá trị kinh tế, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh năm 2021
Để triển khai có hiệu quả Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp về lĩnh vực chăn nuôi; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả, ổn định, bền vững, gia tăng giá trị, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao năm 2021 (đàn trâu: 93.555 con; đàn bò: 38.362 con, trong đó bò sữa: 4.461 con; đàn lợn: 549.825 con; đàn gia cầm: 6.956 nghìn con; sản lượng sữa tươi đạt 24.000 tấn; giá trị sản xuất đạt 3.149 nghìn tỷ đồng theo giá so sánh 2010), góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.
Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả với những giải pháp cụ thể. Đối với chăn nuôi trâu, bò thịt phát triển theo hình thức trang trại, gia trại, nông hộ nuôi nhốt, nuôi nhốt kết hợp chăn thả, bán thâm canh, thâm canh, chủ động về thức ăn thô xanh, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, từng bước hình thành, phát triển nghề chăn nuôi trâu, bò thịt theo chuỗi khép kín, nhằm tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa lớn, ổn định; nhân rộng các mô hình chăn nuôi trâu, bò thịt trên địa bàn.
Tiếp tục duy trì, nhân rộng mối liên kết giữa các trang trại, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác trên địa bàn trong tổ chức chăn nuôi trâu, bò thịt; khuyến khích hình thành các mối liên kết chặt chẽ giữa HTX, tổ hợp tác chăn nuôi trâu bò với doanh nghiệp, HTX đầu tầu từ cung ứng con giống, quy trình kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhằm ổn định đầu ra cho sản phẩm.
Đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, quan tâm mở rộng việc sử dụng tinh trâu, bò đông lạnh giống tốt để phối giống, nhằm cải tạo, nâng cao tầm vóc, chất lượng đàn giống trên địa bàn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; tổ chức giám định, bình tuyển, vận động loại thải trâu, bò đực giống kém chất lượng; thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Đối với chăn nuôi bò sữa phát triển theo hình thức chăn nuôi trang trại công nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị với các công ty sữa tại những nơi có điều kiện.
Chủ động nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi, sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, áp dụng các biện pháp thâm canh, chế biến, dự trữ; đồng thời chuyển đổi, mở rộng diện tích trồng cây thức ăn gia súc để phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc, xác định đây là nghề mới và dần trở thành hàng hoá. Sử dụng các giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao như: Cỏ Voi, VA06, cỏ Ruzi, cỏ Pangola, cỏ Signal, cỏ Sweet Superdan, cỏ Stylo…
Đối với chăn nuôi lợn thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch và chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Để chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, đề nghị UBND các huyện, thành phố tiếp tục tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi triển khai việc nuôi tái đàn lợn theo quy định hiện hành và Hướng dẫn số 13/BCĐDTLCP ngày 19/12/2019 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch tái đàn trong chăn nuôi lợn.
Tiếp tục hướng dẫn người chăn nuôi đẩy mạnh áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (GAHP); hướng dẫn tái đàn phù hợp, xuất bán kịp thời đúng thời điểm; tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn để phòng, chống bệnh DTLCP.
Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, giết mổ, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm; tập trung phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng tập trung, công nghiệp, bán công nghiệp có kiểm soát; hình thành các HTX, tổ hợp tác chăn nuôi, cộng đồng làng xã chăn nuôi an toàn dịch bệnh, kết nối với doanh nghiệp trong giết mổ, tiêu thụ sản phẩm. Xử lý tốt môi trường, sử dụng có hiệu quả chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ.
Trong chăn nuôi gia cầm, thủy cầm cần tăng số lượng và quy mô trang trại chăn nuôi theo hình thức bán chăn thả, có kiểm soát phù hợp với lợi thế của địa phương như: Vịt bầu Minh Hương, Vịt suối Chiêm Hóa… khuyến khích việc liên kết chăn nuôi theo quy trình khép kín, dần hình thành liên kết vùng chăn nuôi gia cầm, thủy cầm tạo vùng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với chỉ dẫn địa lý; duy trì phát huy các sản phẩm đã được chứng nhận.
Để đạt được những kết quả nói trên, Sở Nông nghiệp và PTNT Tuyên Quang yêu cầu tập trung triển khai hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh động vật được quy định tại các Chỉ thị, Công điện, Văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh.
Chủ động tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản năm 2021; chú trọng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tập trung triển khai đồng bộ, chặt chẽ các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP, lở mồm long móng; cúm gia cầm; bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò...; áp dụng các biện pháp phòng bệnh chủ động (xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch tiêm phòng, tổ chức tháng cao điểm tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh, tiêu độc khử trùng....
Thường xuyên củng cố hoạt động mạng lưới thú y, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý dịch bệnh kịp thời, tại chỗ không để phát sinh, lây lan, đặc biệt lưu ý đối với bệnh DTLCP, cúm gia cầm...
Củng cố, tăng cường hoạt động hiệu quả các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông; tổ chức kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn triệt để việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trái phép gia súc, gia cầm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, đặc biệt trong dịp lễ, tết.
Đẩy mạnh kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế sản phẩm động vật; thường xuyên, định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, chợ, điểm buôn bán, giết mổ, kinh doanh thực phẩm; xây dựng các cơ sở, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn.
Kịp thời công bố theo quy định đối với những địa phương hết bệnh DTLCP; phối hợp với cơ quan thú y tổ chức kiểm tra, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động, cân nhắc trong việc tái đàn lợn. Tuyên truyền vận động người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ thực hiện nghiêm túc “5 không” theo quy định của Luật Thú y trong công tác phòng chống dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…