Nhiều giải pháp phát triển nuôi chim yến ở Việt Nam
Nhiều giải pháp hay đã được các đại biểu đề xuất tại Diễn đàn khuyến nông với chủ đề phát triển bền vững ngành yến ở các tỉnh, thành phía Nam do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 26/12/2019.
Số lượng nhà yến tăng nhanh
Hiện nay, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh ở các nước Đông Nam Á gồm Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan. Mặc dù sản phẩm yến sào của nhiều nước đã được thương mại hóa nhưng những thông tin về quy mô sản xuất, sản lượng khai thác, quy trình nuôi và phương thức quản lý dường như vẫn chưa được các nước công khai vì nhiều lý do khác nhau. Theo ước tính của các chuyên gia, năm 2018, sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 68 tấn. Thị trường nhập khẩu chính là Hồng Kông, Trung Quốc, cộng đồng người Hoa ở các nước Mỹ, Australia, New Zealand... Trong khi đó ở nước ta, nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại là một hoạt động sản xuất đã xuất hiện lẻ tẻ từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam bộ. Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề này đã phát triển khá mạnh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.
Theo ông Mai Thế Hào, Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 10/2019, cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với tổng số 14.352 nhà yến. Nhiều nhất là tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến là Đông Nam Bộ, Duyên hài miền Trung. Những năm gần đây, nhà yến cũng đã được xây dựng ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Hồng. So với năm 2017, số nhà yến tăng 88,49%. Cụ thể, các tỉnh miền Bắc khoảng 286 nhà yến, so với năm 2017 không tăng vì thời tiết có mùa đông mưa, lạnh không phù hợp với chim yến. Vùng Nam Trung bộ khoảng 2.364 nhà yến, so với năm 2017 tăng khoảng 64,85%. Vùng Tây nguyên có khoảng 1.044 nhà yến, so với năm 2017 tăng nhiều nhất khoảng 180,65% vì vùng này rộng lớn, nhiều thức ăn cho chim mà trước đây nhà yến chưa phát triển. Người nuôi yến các vùng về đây đầu tư khá nhiều. Vùng Đông Nam bộ khoảng 3.700 nhà yến, so với năm 2017 tăng khoảng 51,83%. Vùng Tây Nam bộ khoảng 6.958 nhà yến, so với năm 2017 tăng nhanh thứ hai khoảng 125,54%.
“Thực tế tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến của nước ta là rất lớn. Sản lượng tổ yến khoảng 68 tấn với giá bán từ 1.500-2.000 USD/kg, xuất khẩu tổ yến cũng giúp Việt Nam thu về khoảng 100-150 triệu USD/năm. Đây chính là nguyên nhân khiến số lượng nhà yến tại Việt Nam đang có xu hướng phát triển mạnh mang tính tự phát trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, về công tác quy hoạch thì hiện nay chưa có quy định cụ thể về vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến. Đây là một việc làm khó cho các địa phương trong quá trình phát triển khai thác và thực hiện công tác quy hoạch. Thực trạng cơ sở nuôi chim yến nằm xen lẫn trong khu dân cư trên 90%, nhà nuôi yến được cơi nới trên nhà ở của người dân thành nhà yến diễn ra rất phổ biến”, ông Hào cho biết thêm.
Định hướng phát triển bền vững nghề nuôi chim yến
Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nghề nuôi chim yến với mục đích thương mại đã xuất hiện từ năm 2004 ở một số tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ. Đến nay, nghề dẫn dụ gây nuôi yến đã được phát triển tại các địa phương trên toàn quốc từ Hải Phòng đến Cà Mau. Tuy nhiên, để phát triển ngành nghề nuôi chim yến, các tỉnh cần có quy hoạch chi tiết các tiểu vùng được dẫn dụ gây nuôi. Trong cả nước hiện có một số địa phương như: TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Tiền Giang đã thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã phân tích những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sự phát triển của quần thể chim yến tại Việt Nam đồng thời định hướng phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững và hiệu quả cao.
Các đại biểu cũng đưa ra nhiều giải pháp về phát triển nghề nuôi chim yến, giải pháp bảo vệ an toàn quần thể chim yến, công nghệ chế biến những sản phẩm cao cấp, những sản phẩm giá trị gia tăng từ yến…
Một số đại biểu có chung ý kiến rằng, các chuỗi sản phẩm ngành nuôi yến bước đầu hình thành nhưng còn chưa thống nhất với nhau vì mục tiêu chung là phát triển ngành hàng yếu sào. Việc mua bán, thương mại sản phẩm tổ yến còn chưa có thị trường ổn định, nhiều khi còn cạnh tranh nhau về thị trường, người nuôi yến bị ép giá. Việc đầu tư vào khâu chế biến còn chưa được chú trọng đúng mức, mang tính tự phát, không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm nào đối với mặt hàng này. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô nên giá trị chưa cao.
Ông Mai Thế Hào cho biết thêm, chỉ trong 2 năm, từ 2017 đến 2019, số nhà yến tăng hơn 6.738 nhà. Mỗi nhà yến đầu tư xong cũng khoảng 2-3 tỷ đồng. Đây là số tiền đầu tư rất lớn. Một số tỉnh thống kê được thì số nhà yến cơi nới từ nhà ờ chiếm khoảng 53,11%. Đến nay số nhà yến có thu hoạch ước khoảng 60,13%. Như vậy, làm thế nào để việc xây dựng, dẫn dụ gây nuôi chim yến cỏ hiệu quả là rất quan trọng và rất cần nghiên cứu học hỏi, rút kinh nghiệm. Đến năm 2020, khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực, rất có thể số nhà yến sẽ tăng chậm lại vì việc xây dựng nhà yến sẽ được kiểm soát chặt chẽ theo quy hoạch./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Để phát huy hiệu quả giá trị tài nguyên đất, chị Hoàng Thị Gái, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX An Hòa đã mạnh dạn tập trung ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa, từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.