Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 4 năm 2019 | 15:10

Nhiều lợi ích bất ngờ, phụ huynh Hà Nội "ngất ngây" với sữa học đường

Không chỉ được hỗ trợ giá hơn 50%, sức hút của chương trình sữa học đường còn mang đến nhiều lợi ích không ngờ khác, khiến hàng triệu phụ huynh vừa "ngất ngây" hài lòng, vừa mong muốn mỗi con được thêm 2-3 suất nữa.

Tính đến tháng 2/2019, đã có 1 triệu học sinh tại các trường mầm non, tiểu học ở Hà Nội đăng ký tham gia chương trình sữa học đường. Đây là tín hiệu ấn tượng khi chương trình này chỉ vừa được triển khai chính thức 2 tháng. Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội cho biết con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong tháng 3 vì một số trường ngoài công lập trên địa bàn đến nay mới hiểu hết về tính nhân văn của chương trình và tiến hành tuyên truyền, thông báo để cho phụ huynh đăng ký.

"Thống kê từ các nhà trường cho thấy, sau khi chương trình chính thức đi vào thực tế thì số lượng đăng ký chỉ có xu hướng ngày càng tăng chứ không có hiện tượng dừng lại", ông Tiến thông tin.

Thực chất, ngay từ đầu triển khai chương trình, phụ huynh được phổ biến rất rõ là có thể đăng ký cho con uống sữa học đường bất cứ lúc nào hoặc ngược lại cũng có thể dừng bất cứ lúc nào nếu thấy còn vấn đề băn khoăn, lo lắng. Vậy điều gì khiến hàng triệu phụ huynh Hà Nội "ngất ngây", hưởng ứng chương trình này?

Chỉ trả gần 50% kinh phí với chất lượng sữa được kiểm duyệt

Tất cả phụ huynh đều thừa nhận rằng, khi tham gia chương trình, ưu đãi nhân văn đầu tiên mà họ được hưởng đó là sự hỗ trợ về giá. Cụ thể, mỗi hộp sữa học đường được ngân sách Thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 23% và phụ huynh chỉ phải trả 47% giá thành của hộp sữa so với giá thị trường.

PGS. TS Bùi Thị Nhung (Trưởng phòng Dinh dưỡng và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia) cũng có những đánh giá về chất lượng của sữa học đường: Ngoài các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về các thành phần dinh dưỡng giống như các loại sữa bán ngoài thị trường, sữa học đường được bổ sung 3 vi chất vitamin D, canxi, sắt với sự nghiên cứu kỹ lưỡng về liều lượng để bổ sung thích hợp với lứa tuổi trẻ mầm non và tiểu học.

 

ntd_5244.jpg
Thầy cô giáo tại một điểm trường tiểu học Hà Nội cẩn thận kiểm tra chất lượng sữa trước giờ xuất sữa cho học sinh tham gia chương trình uống sữa học đường.

 

Chia sẻ của nhiều phụ huynh tại buổi tọa đàm và trên nhiều diễn đàn dành cho phụ huynh học sinh có con học mầm non và tiểu học trên địa bàn Hà Nội cũng đều có một tâm trạng chung là “thở phào nhẹ nhõm” khi biết công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk là đơn vị trúng thầu cung ứng sản phẩm sữa học đường. Đồng nghĩa với việc chất lượng sữa luôn được giám sát khắt khe, kiểm duyệt chặt chẽ.

Không phải tất bật chuẩn bị sữa cho con đến trường

Đối tượng thụ hưởng Chương trình Sữa học đường của UBND TP. Hà Nội là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia. Đây là đối tượng trẻ em cần nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi của phụ huynh để đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng tại trường học. Và Chương trình Sữa học đường đã làm được điều ý nghĩa đó: góp phần hình thành thói quen và sự yêu thích sữa của trẻ với sữa học đường mà không cần bố mẹ phải theo sát để nhắc nhở, chuẩn bị cho con trẻ mỗi ngày. Dù vậy, bố mẹ vẫn là người được giám sát việc thực hiện Chương trình Sữa học đường, nhưng công việc này "nhẹ gánh" và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố Hà Nội khẳng định, phụ huynh chỉ cần thông báo và đăng ký với bộ phận chức năng của trường con em mình đang học để được thực hiện vai trò giám sát của mình trong tất cả các khâu, từ giao nhận, bảo quản đến khâu tổ chức cho trẻ uống sữa hàng ngày. 

 

ntd_5343.jpg
Được hỗ trợ trên 50% (30% từ ngân sách nhà nước, 23% từ doanh nghiệp) nên phụ huynh chỉ chi chưa đến 50% cho mỗi hộp sữa học đường.

 

Bà Đào Thị Thanh Thảo, Phó hiệu trưởng trường mầm non Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội tâm sự: "Do đóng ở địa bàn ngoại thành Hà Nội nên trường có rất nhiều điểm lẻ, không ít phụ huynh vẫn chưa coi sữa là thành phần dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của con. Một số phụ huynh khác thì băn khoăn liệu trẻ 3 tuổi có uống hết hộp sữa 180ml hay không?..."

Tuy nhiên, khi chương trình sữa học đường được triển khai trên thực tế, phụ huynh đến giám sát, trực tiếp nhiều lần xem con mình uống sữa ở trường và thấy các cháu hào hứng uống hết, phụ huynh cũng rất phấn khởi.

Cùng bạn uống sữa, cùng gấp hộp giấy: Rèn ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ

Theo ông Lê Văn Đức - Trưởng Bộ phận Truyền thông Cộng đồng, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk chia sẻ, ngoài chất lượng của sữa học đường thì Chương trình còn trang bị thêm cho học sinh ngay từ lứa tuổi mầm non, tiểu học ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc hướng dẫn các em gấp gọn hộp sữa sau khi sử dụng và thu gom xử lý rác thải.

Ngoài việc được uống sữa cùng bạn bè thì các học sinh còn được rèn ý thức bảo vệ môi trường từ việc đơn giản nhất: Hộp sữa sau khi uống xong sẽ không vứt ngay vào thùng rác mà sẽ được các bé gấp gọn gàng. "Việc gấp gọn vỏ sữa như một hoạt động thư giãn tập thể, các con rất thích. Tôi đến nhiều trường mầm non, tiểu học hay để ý xem học sinh có vứt vỏ sữa lung tung hay không thì thấy rất mừng là không còn hiện tượng này” – ông Phạm Xuân Tiến chia sẻ.

Xác nhận điều này, chị Lan Anh, một phụ huynh có con ở ở trường mầm non Thực hành Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội cho hay: "Con trước đây không thích sữa thì nay đã thay đổi, tự nhắc bố mẹ mua sữa cho con uống buổi tối và các ngày nghỉ khi thấy nhà hết sữa. Hơn nữa các con ở lứa tuổi mầm non nhiều khi bố mẹ phải cầm hộp sữa cho uống thì nay đã tự uống và còn tự gấp vỏ sữa sau khi uống xong cho vào thùng rác".

“Đó là những giá trị có ý nghĩa mà tôi thấy Chương trình sữa học đường đã mang lại”, chị Lan Anh nói.

 

 

 

 

PV
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

  • Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Phát triển kinh tế hợp tác gắn với chuỗi giá trị

    Từ những cây trồng áp dụng quy trình VietGAP mang hiệu quả kinh tế cao, người dân Thừa Thiên - Huế đã tích cực tham gia hợp tác xã (HTX) để sản xuất theo chuỗi giá trị.

  • Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Năm 2023 – 2024, Hải Phòng huy động 45.000 tỷ xây dựng NTM kiểu mẫu

    Ngày 22/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hải Phòng giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới.

  • HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    HTX nông nghiệp ở Quảng Ngãi “Ăn nên làm ra”

    Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…

Top