Toàn bộ lượng máu được hiến tặng sẽ được chuyển vào các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nhằm đảm bảo lượng máu dự trữ cấp cứu…đang vô cùng khan hiếm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Sáng nay, ngày 9/10, Chương trình “giọt máu nghĩa tình vì miền Nam ruột thịt” được tổ chức tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Hà Tĩnh. Dự kiến sẽ thu nhận khoảng 600 đơn vị máu. Số đơn vị máu này được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, Báo Sức khỏe và Đời sống đứng ra kêu gọi khoảng 1.000 đoàn viên các địa phương, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, sinh viên từ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt tham gia hiến máu tình nguyện.
Trước tình hình khan hiếm máu nghiêm trọng do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, toàn bộ lượng máu hiến tặng sẽ được chuyển vào các bệnh viện tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam nhằm góp phần đảm bảo nguồn máu dự trữ cho cấp cứu, điều trị bệnh nhân.
Để chương trình được diễn ra tốt đẹp, Ban tổ chức đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất cho việc khám, lấy máu. Phân công lực lượng tham gia phục vụ, chỉ dẫn đưa các tình nguyện viên tham gia hiến máu vào khám, hiến máu; giao chỉ tiêu đăng ký hiến máu cho các cơ quan, đơn vị...
Trao đổi với PV Kinh tế Nông thôn, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, cho biết: Mục đích của chương trình nhằm tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện, thu hút sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên và cộng đồng xã hội, qua đó nâng cao nhận thức về nghĩa cử cao đẹp của phong trào hiến máu tình nguyện.
Đồng thời phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, thể hiện tình cảm và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên và nhân dân Hà Tĩnh góp phần chung tay khắc phục tình trạng khan hiếm máu, kịp thời cấp cứu, điều trị người bệnh tại nhiều bệnh viện các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Do chương trình diễn ra trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp, lại trong lúc có nhiều đoàn người di dân từ miền Nam về nên việc tổ chức chương trình hiến máu cần đảm bảo thực hiện đúng quy định, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tạo được hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ trong xã hội và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Để đảm bảo an toàn, việc hiến máu phải luôn tuân thủ đúng quy định về phòng chống dịch trong quá trình lấy máu, vừa đảm bảo sức khỏe cho người hiến, vừa thu được nguồn máu chất lượng, góp phần cứu chữa những bệnh nhân đang cần truyền máu.
Tham gia hiến máu, các tình nguyện viên được khám sàng lọc, test và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19… Tại khu vực tiếp nhận máu, Ban Tổ chức sắp xếp các tình nguyện viên tuyên truyền về cách phòng, chống dịch, nhắc nhở người tham gia hiến máu sát khuẩn, đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách an toàn.
Nhằm đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch, việc phân bổ thời gian cho người đến hiến máu, chia nhỏ quy mô, tổ chức địa điểm hiến máu thông thoáng, bố trí tình nguyện viên hướng dẫn phân luồng, chuẩn bị dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người đến tham gia hiến máu được ban tổ chức chương trình đặc biệt chú ý. Đồng thời, giữ khoảng cách ghế chờ, ghế ngồi lấy máu theo quy định; sát khuẩn quả bóp và các dụng cụ lấy máu; yêu cầu người đến đăng ký hiến máu khai báo y tế, kê khai trung thực về tình trạng sức khỏe, đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19…
Đại diện Báo Sức khỏe và Đời sống khu vực miền Trung ông Phạm Minh Thùy cho biết: "Việc tổ chức chương trình hiến máu chi viện miền Nam giữa thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là một việc ý nghĩa nhưng cũng gặp vô cùng khó khăn. Vì vậy, các đoàn viên thanh niên, người dân khi tham gia hiến máu cần thực hiện việc phòng chống dịch, để chương trình hiến máu diễn ra một cách suôn sẻ nhất".
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.