Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 12 năm 2019 | 17:13

NN ĐBSH: Xử lý nghiêm trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn DTLCP

UBND thành phố giao Thanh tra thành phố kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm theo thẩm quyền, đúng quy định các trường hợp sai sót, gian lận, trục lợi chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

 

tieu-huy.jpg
Tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi.

 

Hà Nội: Kiểm tra, xử lý nghiêm gian lận, trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi

UBND thành phố giao Thanh tra thành phố kiểm tra, rà soát theo chỉ đạo của UBND thành phố về việc chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn công tác thành phố kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại các huyện, tránh để xảy ra tình trạng khai khống lợn mắc bệnh dịch chết để nhận tiền hỗ trợ của thành phố;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị rà soát, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác thống kê, báo cáo số liệu dịch bệnh, số liệu lợn buộc phải tiêu hủy và thực thi chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi trên địa bàn thành phố; tham mưu UBND thành phố chấn chỉnh và xử lý nghiêm theo thẩm quyền, đúng quy định các trường hợp sai sót, gian lận, trục lợi chính sách hỗ trợ của Nhà nước;

 Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị rà soát, tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí để hỗ trợ cho người chăn nuôi và lực lượng tham gia phòng, chống bệnh dịch trên địa bàn; nêu chi tiết những vấn đề đã làm được, tồn tại, bất cập, đề xuất giải pháp khắc phục.

Hà Nam: Thương hiệu gà Móng Tiên Phong chưa phát huy được thế mạnh

Gà Móng (xã Tiên Phong, Duy Tiên) được xác định là con nuôi bản địa đặc sản với nhiều ưu điểm: trọng lượng lớn (gà trống lên đến hơn 3 kg), chất lượng thịt ngon, mềm, thơm hơn nhiều giống gà khác. Đây là đối tượng con nuôi được bảo tồn gen và có chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên, sau nhiều năm, hiện nay gà Móng vẫn chưa thực sự phát huy được thế mạnh.

 

ga_mong_tien_phong-08_21_29_839.jpg
Đàn gà Móng bố mẹ trong trang trại của anh Nguyễn Văn Thắm, xã Tiên Phong.

 

Trang trại gà Móng của anh Nguyễn Văn Thắm có quy mô lớn nhất tại xã Tiên Phong và cũng là nơi bảo tồn gen giống gà Móng đặc sản khoảng 10 năm nay. Với diện tích khu trang trại hơn 3 ha, khả năng có thể nhân đàn lên đến trên 10 nghìn con. Tuy nhiên, số lượng đàn cũng chỉ duy trì thường xuyên hơn 3.000 con, với trên 50% đàn là giống bố mẹ.

Xã Tiên Phong hiện nay có khoảng 600 hộ nuôi gà Móng, chiếm 70% số hộ trên địa bàn. Tổng đàn gà Móng của xã đạt khoảng 30 nghìn con, trong nhiều năm chưa tăng đàn. Quy mô đàn của mỗi hộ khá nhỏ lẻ, manh mún, đa phần chỉ  nuôi khoảng 30 – 100 con/hộ. Chỉ có rất ít hộ nuôi số lượng vài trăm đến vài nghìn con. Riêng gà bố mẹ thường biến động không ổn định theo chiều hướng giảm. Hiện tổng đàn bố mẹ (trong đó phần lớn là gà mái) chỉ có khoảng dưới 10.000 con, bằng 70% lúc cao điểm nhất (15.000 con).

Ông Lê Đức Thủy, Giám đốc HTXDVNN, Chủ tịch Hiệp hội gà Móng Tiên Phong cho biết: Địa phương luôn xác định, chăn nuôi gà Móng là một trong những hướng đi chính của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hướng đi này chưa thực sự phát huy được thế mạnh, hiệu quả.

Thời gian qua, ngoài việc triển khai công tác bảo tồn gen, hỗ trợ người dân kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi… ngành chức năng đã tích cực giới thiệu các doanh nghiệp về tìm hiểu hướng đến ký kết hợp đồng tiêu thụ. Cùng với đó, đã khởi động Dự án chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ gà Móng. Trong đó dự định đầu tư xây khu sơ chế gà Móng tại trang trại của anh Nguyễn Văn Thắm. Tuy nhiên, đến nay khu sơ chế vẫn chưa được hình thành, vấn đề “đầu ra” cho gà Móng đang là khó khăn, trăn trở của người chăn nuôi địa phương.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thị trường tiêu thụ khó nhưng người chăn nuôi gà Móng ở Tiên Phong lại hạn chế trong việc đầu tư làm thị trường cho sản phẩm; Hiệp hội gà Móng Tiên Phong chưa phát huy hết được khả năng, nhất là đại diện cho người chăn nuôi giới thiệu, tìm kiếm thị trường trong hoạt động.

Giải quyết tốt được vấn đề trên mới mong sản phẩm gà Móng đặc sản sẽ được người tiêu dùng đón nhận, nhờ đó mới có thể phát triển được quy mô tổng đàn, thực sự trở thành hướng đi chính trong phát triển kinh tế của người dân địa phương.

Ninh Bình: Phòng, chống sâu bệnh hại cho cây trồng vụ đông

Theo báo cáo của Phòng Tổng hợp (Sở Nông nghiệp & PTNT), đến trung tuần tháng 11, toàn tỉnh đã trồng được 5.752,7 ha cây màu vụ đông, trong đó: Ngô 1.246,9 ha; lạc 174,5 ha; khoai lang 542,1 ha; bí xanh, bí đỏ 433,1 ha; khoai tây 183,3 ha; trạch tả 91 ha; đậu tương 76,5 ha; rau màu các loại 3.005,3 ha. Yên Khánh trồng được 2.167,1 ha cây vụ đông; Yên Mô 1.290 ha, Nho Quan 1.100 ha, Gia Viễn 500 ha, thành phố Tam Điệp 300 ha, Hoa Lư 210 ha, thành phố Ninh Bình 185 ha.

 

1_92954.jpg
Ảnh minh họa.

 

Tuy nhiên, theo điều tra của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã có hàng trăm ha cây vụ đông bị nhiễm sâu bệnh hại, trong đó: Cây ngô có trên 100 ha nhiễm sâu keo mùa thu (5 ha nặng), 3 ha nhiễm đục thân, 8 ha nhiễm bệnh khô vằn; cây lạc có 45 ha bị bệnh đốm lá; bí xanh có 10 ha nhiễm bệnh sương mai, 1,5 ha héo; rau các loại có 1,5 ha nhiễm sâu tơ, 40 ha bị bệnh bướm trắng, 3 ha nhiễm bệnh sương mai; 2 ha đậu tương bị lở cổ rễ…

Đồng chí Vũ Khắc Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: Ngoài đợt mưa đầu vụ, thời tiết, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc gieo trồng cây vụ đông cũng như cho cây đông đã trồng sinh trưởng và phát triển. Đối với sản xuất vụ đông, cần khắc phục tư tưởng “được ăn, mất cũng không mất gì” trong một bộ phận cán bộ quản lý và nông dân.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vụ đông rất cần có sự quan tâm chăm sóc (bón phân, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước…), bảo vệ đồng điền và đặc biệt là phòng, chống sâu bệnh. Đối với cây đậu tương, chú ý đến đối tượng gây hại là giòi đục thân, đục quả. Đây là đối tượng gây hại cần phải phun thuốc trừ khi đậu tương đạt 2 lá đơn đến 2 lá kép, những ruộng có mật độ cao cần phải phun kép, lần 2 sau lần 1 từ 4-5 ngày, loại thuốc sử dụng để phun trừ là: Regent 80 WG, Tango 80 WG.

Ngoài ra, cần phải chú ý đến các đối tượng sâu cuốn lá, bệnh gỉ sắt, bệnh sương mai, chuột. Đối với cây ngô, chú ý đến đối tượng sâu đục nõn, đục thân, rệp, sâu xám (giai đoạn cây con); bệnh khô vằn và chuột hại. Biện pháp phòng trừ, cách phòng trừ, loại thuốc dùng, nồng độ, liều lượng… theo hướng dẫn của ngành chuyên môn./.

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top