Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021 | 19:52

NN miền Trung: Các mô hình nông nghiệp đem lại hiệu quả cao

Trong thời gian vừa qua, với việc không ngừng sáng tạo, đổi mới mà các mô mình nông nghiệp của bà con miền Trung đã bước đầu đem lại nguồn thu nhập cao.

Thanh Hóa: Mô hình nuôi tôm công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ biofloc và nuôi tôm lót bạt đấy xung quanh bờ của bà con người dân địa phương ven biển tỉnh Thanh Hóa đã đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.  

Đây là mô hình giúp người nuôi có thể quản lí việc cung cấp oxy cho tôm. Kiểm soát được lượng thức ăn và môi trường sinh sống giúp tôm phát triển một cách khỏe mạnh để đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao.

Ông Lê Văn Phương ở xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) cho biết: Với mô hình ứng dụng công nghệ Semi Biofloc có quy trình giúp đem lại sự an toàn, hiệu quả và có tình bền vững cao cho người nuôi. Biofloc là vi khuẩn dị dưỡng, tảo mùn giúp làm sạch nước và cung cấp nguồn thứ ăn cho tôm. Làm ức chế lại sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh trong môi trường nước. Tôm nuôi bằng mô hình này khoảng 2,5 - 3 tháng là thu hoạch, đạt kích cỡ 40 - 55 con/kg, bán với giá khoảng 170 - 180 nghìn đồng/kg, cao hơn giá tôm nuôi truyền thống. Nhờ tôm lớn nhanh, kiểm soát được dịch bệnh, mỗi năm trang trại nuôi được 3 vụ.

 

178d2074603t34315l0.jpg
Mô hình nuôi tôm tại xã Hoằng Yến (Thanh Hóa). Ảnh: Báo Thanh Hóa.

Phương pháp nuôi tôm này đã từng bước thay đổi về cách nuôi tôm truyền thống của người dân. Góp phần tích cực trong việc thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 11-5-2018 của UBND tỉnh về phát triển ngành tôm tỉnh Thanh Hóa trở thành ngành sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Quảng Bình: Mô hình trồng mướp đắng ở Tuyên Hóa cho thu nhập cao

Nhận thấy điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tại quê nhà chưa được khai thác triệt để. Chủ yếu được canh tác để trồng cây sắn và cây keo, không có giá trị kinh tế cao. Một số hộ dân tại tại Tuyên Hóa đã mạnh dạn, thay đổi diện tích đất trồng để đầu tư trông cây mướp đắng.

Gia đình anh Đinh Văn Minh (SN 1979) và chị Rơ Mah H’Lý (SN 1985) là một trong những hộ gia đình đi tiên phong về trồng cây mướp đắng tại huyện nhà. Anh Đinh Văn Minh chia sẻ: “Cây mướp đắng rất phù hợp với đất đồi dạng sét pha cát. Tuy nhiên, muốn trồng hiệu quả thì phải làm giàn cao và thoáng để cây leo lên và lan rộng đón ánh nắng mặt trời. Quan trọng nhất là phải cung cấp đủ nước tưới thường xuyên. Về mùa đông phải ủ rơm, cỏ vào gốc rồi tưới nước để giữ độ ấm cho cây”.

 

images696789_1__1_dt.jpg
Vướn mướp nặng trĩu quả của người dân huyện Tuyên Hóa

Gia đình anh Minh bắt đầu gieo trồng hạt mướp đắng từ tháng 9 hàng năm. Sau khoảng từ 2 đến 3 tháng thì có thể bắt đầu thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường kéo dài 3 tháng. Nhờ vào việc nuôi trông và chăm sóc cây tốt, hàng năm gia đình anh Minh thu nhập khoảng hai trăm triệu đồng cho mỗi vụ.

Ông Nguyễn Quyết Tiến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hóa (Tuyên Hóa) cho biết: Mô hình trồng mướp đắng của anh Đinh Văn Minh và chị Rơ Mah H’lý là mô hình mới đối với địa phương. Đây là mô hình trồng mướp đắng đầu tiên trên địa bàn xã sử dụng công nghệ sạch, có quy mô và hiệu quả lớn. Thời gian tới Hội Nông dân xã sẽ tuyên truyền nhân rộng mô hình và vận động người dân chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hà Tĩnh: Người dân Can Lộc phấn khởi vì năng suất cà dưa, hành tăng cao

Năm nay, mặc dù giá nông sản các mặt hàng như cà dưa, hành tăm ở Can Lộc (Hà Tĩnh) có giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng bà con nông dân vẫn phấn khởi vì cây trồng cho năng suất cao.

 

154d0214349t77320l0.jpg
Vụ mùa cho năng suất cao của bà con Can Lộc (Hà Tĩnh)

Bà Bùi Thị Phương (56 tuổi, thôn Sơn Phú, Thượng Lộc) cho biết: “Năm nay, thời tiết thuận lợi nên cà sai và quả to đẹp hơn rất nhiều. Thời điểm chính vụ, cứ 3 ngày, chúng tôi thu hoạch một lần được khoảng 60-70 kg. Đến nay, chỉ còn gần một tháng nữa là hết vụ nhưng cà vẫn còn tiếp tục cho quả”.

Còn anh Bùi Trường (thôn Trường Lộc, Thiên Lộc) cho hay: “Với 2 sào hành tăm, năm ngoái chúng tôi chỉ đạt hơn 8 tạ nhưng năm nay thu được hơn 1 tấn. Tuy giá có giảm nhưng năng suất tăng, củ hành cũng đẹp hơn, việc bán cũng tương đối thuận lợi. Cả vụ chúng tôi thu được khoảng 21 triệu đồng.”

Hiện nay, vùng chuyên canh hành tăm ở 3 xã này đạt khoảng 230 ha, trong đó Thiên Lộc đạt khoảng 130 ha, Vượng Lộc gần 50 ha, còn lại là Thuần Thiện.

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top