Mưa lớn kéo dài đã làm hàng ngàn ha lúa Đông Xuân tại Phú Yên vừa xuống giống đã ngập sâu trong nước. Nguy cơ thiếu giống để tái sản xuất là rất cao.
Cũng như rất nhiều gia đình tại xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, gia đình bà Phạm Thị Thảo ở thôn Tân Vinh đã phải hong giống sau khi ngâm ủ xong hơn 1 tuần nay. Bà Thảo cho biết, 30kg lúa giống này được gia đình mua với giá 600.000 đồng để sạ 4 sào ruộng. Nhưng lúc này, ruộng vẫn còn ngập nước, mộng lúa sau hơn 1 tuần hong đã bị khô, không thể sạ được, phải đổ bỏ hoặc làm thức ăn cho gia cầm.
Bà Phạm Thị Thảo lo lắng: “Giờ tìm mua giống không có. Giờ đây người dân rất khó khăn, không biết tính thế nào. Mong Nhà nước hỗ trợ giống, chúng tôi đi tìm mua suốt nhưng không có giống”.
Tại tỉnh Phú Yên, hiện có khoảng 2.100ha lúa tương đương khoảng 339 tấn giống đã được ngâm ủ, gặp mưa lũ, ngập lụt kéo dài khiến lúa giống bị hư hỏng. Bà Bạch Thị Mai, ở thôn Tân Vinh, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân than phiền, cái khó hiện nay là không biết tìm đâu ra nguồn giống để sạ lại.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, đợt mưa lớn kéo dài mấy ngày qua làm gần 5.300ha lúa vụ Đông Xuân mới gieo sạ bị ngập, tỷ lệ thiệt hại trên 70%. Tỉnh cần hơn 500 tấn giống lúa để sạ lại.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh NPhú Yên cho biết: “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đã tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản cáo cáo Bộ nông nghiệp để xin trước khoảng 100 tấn lúa giống để phục vụ cho việc này. Hiện nay Bộ vẫn chưa trả lời. Tuy nhiên để chủ động thì các huyện phải chủ động tìm nguồn để cung ứng giống cho sản xuất”.
UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo các địa phương khẩn trương đánh giá thiệt hại, rà soát nguồn lúa giống tại chỗ, thống kê lượng giống thiếu hụt trong dân để sớm có phương án hỗ trợ người dân tái sản xuất sau lũ kịp thời vụ./.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.