Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 6 năm 2019 | 10:58

Nông dân Tây Nguyên thu nhập khá từ bơ quả

Khác với các loại cây trồng khác, người trồng bơ ở Tây Nguyên đang rất phấn khởi khi bơ hiện bán được giá khá cao.

tr13t.JPG
Với 50 cây bơ năm nay ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun, Đắk Lắk thu về khoảng 300 triệu đồng.

 

Tây Nguyên có hàng ngàn hecta bơ các loại, tập trung ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Trong đó, Đắk Lắk được đánh giá là “thủ phủ” của  bơ với trên 2.100ha bơ quy chuẩn, sản lượng ước đạt gần 20 ngàn tấn. Bơ được trồng xen trong  vườn cà phê, hồ tiêu, trung bình khoảng 120-150 cây/ha.

Khác với những năm trước, năm nay thời tiết ở Tây Nguyên có nhiều biến đổi, điều này dẫn đến thời điểm thu hoạch bơ cũng khác. Mùa bơ ở Tây Nguyên đã và đang kéo dài hầu như quanh năm, loại bơ chính vụ lại trở thành trái vụ, bơ trái vụ lại trở thành chính vụ. Điều này làm cho sản lượng bơ quả không tập trung vào một thời điểm nhất định mà xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu (Cư Kiun - Đắk Lắk) cho biết: Năm nay, bơ bán với giá cao hơn những năm trước. Loại bơ 2 quả/kg có giá  70 ngàn đồng/kg, có thời điểm hơn 100 ngàn/kg. Gia đình có khoảng 50 cây bơ cho quả, đến thời điểm hiện tại đã thu hoạch được 75% lượng quả, nếu thu hoạch hết sẽ thu về trên 300 triệu đồng.

 

tr13ta.JPG

Theo bà Lê Thị Thu ở xã Hòa Đông (Krông Păc - Đắk Lắk), nhà bà có 17 cây bơ trồng xen trong vườn cà phê, hồ tiêu. Nếu như giá cà phê, hồ tiêu giảm mạnh thì năm nay, giá bơ quả lại tăng cao và bán chạy hàng. Hàng ngày có nhiều thương lái đến hỏi mua. Nếu bán hết chắc cũng thu về 70-80 triệu đồng.

Là người làm nghề thu mua  bơ lâu năm, ông Nguyễn Văn Lăng ở xã Ea Phê  (Krông Pắc - Đắk Lắk) cho biết: Chúng tôi thu mua tại vườn bơ loại 1 với giá 45-50 ngàn đồng/kg, bơ sáp loại 2 từ 35- 40 ngàn đồng/kg, loại 3 từ 25-30 ngàn đồng/kg. Bơ được giá, chúng tôi thu mua cũng dễ mà người bán cũng vui.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, bơ là cây ăn trái phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng Tây Nguyên. Trước đây, nông dân trồng bơ để làm hàng rào, hoặc làm cây che bóng mát, bơ quả không tiêu thụ được, chỉ để ăn, làm quà tặng người thân… Nay người dân các dân tộc ở Tây Nguyên đã xem bơ là cây kinh tế hàng hóa, ngoài việc trồng xen trong các vườn cây còn trồng thuần trong vườn, mở trang trại trồng các loại bơ chất lượng cao.

Theo tính toán, 185 cây bơ rải vụ tuổi 8- 9 năm, năng suất 110-140 kg/cây, với giá bán trung bình 20.000 đ/kg sẽ cho thu thấp nhất 407 triệu đồng/ha (chưa tính cà phê). Các năm sau năng suất sẽ tăng cao, khác biệt rất lớn so với giống ghép chính vụ hay bơ trồng từ hạt. Ngoài ra, bơ rải vụ cho nguồn thu nhập ở nhiều thời điểm không trùng với cà phê, do vậy, nông dân có vốn để đầu tư, giảm thiểu bán cà phê non (giá thấp) ở nhiều hộ khó khăn.

Được biết, bơ là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ và nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin B, vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C; giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch… Do vậy, những năm gần đây, bơ quả luôn được khách hàng ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ… đặt mua.

 

Ở Việt Nam, bơ được trồng ở nhiều địa phương nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bơ sáp Tây Nguyên. Bơ ở đây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng (đất đỏ bazan) nên sớm trở thành món đặc sản vùng miền của vùng đất cao nguyên này. Ngon nhất là giống bơ sáp được trồng tại Đắk Lắk, quả bơ to, bên trong là lớp cùi bơ dày dặn, cơm dày, ruột vàng, ngon, béo nhẹ. 

 

 

Bá Thăng
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top