Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2018 | 10:57

Nông, lâm sản Hà Giang hướng tới an toàn thực phẩm

KTNT - Với vị trí địa lý và tiểu vùng khí hậu đặc trưng, Hà Giang sở hữu nhiều loại đặc sản quý mà không nơi nào có được như: Cam sành, chè San Tuyết, mật ong bạc hà, cây dược liệu, lợn đen, bò vàng... Mấy năm gần đây, Hà Giang đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với phát triển các sản phẩm đặc sản, đặc hữu của địa phương, trong đó vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu.

Sản phẩm cam sành Hà Giang của các hộ được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP tại Hội thi Cam sành huyện Vị Xuyên niên vụ năm 2017 - 2018.

Những năm qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Hà Giang đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản của địa phương. Đến nay, tỉnh đã có 4 sản phẩm được cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Cam sành Hà Giang, gạo Già Dui, hồng không hạt và chè San Tuyết).

Ông Nguyễn Văn Thành, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Giang cho biết, một trong những nhiệm vụ được Chi cục coi trọng để từng bước nâng cao chất lượng nông, lâm sản là đẩy mạnh các hoạt động tập huấn, thông tin tuyên truyền đến người dân về sản xuất an toàn. Theo đó, trong năm 2017, Chi cục đã tổ chức được 60 lớp tập huấn quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trong sản xuất rau, quả, chè tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ và TP.Hà Giang với 4.825 lượt người tham dự.

Bên cạnh đó, công tác thanh, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành cũng được Chi cục quan tâm. Tính đến ngày 20/11/2017, Chi cục đã tham gia 07 đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh; tham gia đoàn giám sát của UBMTTQ tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP năm 2017 tại huyện Bắc Mê. Đồng thời, tổ chức 09 cuộc kiểm tra chuyên ngành về chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thủy sản trên địa bàn 11 huyện, thành phố; thực hiện hoàn thành 02 cuộc thanh tra chuyên ngành ATTP. Bên cạnh đó, Chi cục cũng kiểm tra, giám sát 53 cơ sở được chứng nhận VietGAP, qua kiểm tra, giám sát, không có cơ sở vi phạm lỗi nặng. Việc giám sát ATTP cũng được Chi cục tăng cường. Tính đến 20/11/2017 Chi cục đã lấy 182 mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ATTP, kết quả 182 mẫu qua kiểm tra, phân tích đều đạt yêu cầu.

Cũng theo ông Thành, trong năm qua, thực hiện kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp của ngành, Chi cục đã xây dựng kế hoạch thực hiện để đảm bảo 3.830ha chè và 1.000ha cam đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay, đã hoàn thành cấp chứng nhận VietGAP cho 1.586 ha chè và 1.236 ha cam. Việc sản xuất chè hữu cơ gắn với các cơ sở chế biến cũng được quan tâm. Nhờ đó, trong năm 2017, công tác đảm bảo VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh khá tốt, không để xảy ra các vụ việc mất ATTP, làm ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu nông sản, thực phẩm của Hà Giang. 

Để đạt được kết quả này, theo ông Thành là nhờ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Giang đã chủ động phối hợp với các ngành, các đơn vị liên quan đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra; tích cực tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật và quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, phối hợp với đơn vị chức năng xây dựng mô hình hướng dẫn thực tế cho người sản xuất đạt hiệu quả. Công tác thanh kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm.

Trong năm 2018, Chi cục tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật ATTP nông, lâm, thủy sản. Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm hành động VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018; hoàn thành các chỉ tiêu tái cơ cấu nông nghiệp năm 2018 theo kế hoạch tỉnh giao, dự kiến phát triển 700ha cam sành VietGAP và 2.600 ha chè VietGAP, hữu cơ; tiếp tục thực hiện 3.749ha chè theo các tiêu chuẩn GAP đã được triển khai từ năm 2017. Mở rộng việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (Hữu cơ, VietGAP, GAP cơ bản) cho 5-6 cơ sở sản xuất. Triển khai 10-12 cuộc kiểm tra chuyên ngành đột xuất về ATTP đối với các cơ sở SX, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp, triển khai thanh tra chuyên ngành về thực hiện pháp luật ATTP tại các cơ sở SX, sơ chế, chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm.

“Hà Giang có nhiều đặc sản quý, nếu thực hiện tốt quy hoạch sản xuất, đồng thời đảm bảo ATTP, không ngừng nâng cao chất lượng thì tôi tin rằng những sản phẩm đó sẽ mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào”, ông Thành nói.

Trọng Nghĩa

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top