Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 5 tháng 7 năm 2019 | 15:0

Nông nghiệp: “Đặc cách” bán hoá chất cấm, Cục BVTV nói gì?

Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật đã chính thức lên tiếng giải thích về chuyện “đặc cách” cho doanh nghiệp được kinh doanh sản phẩm thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất cấm đến hết 30/9/2019.

 

2.jpg
Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung: Không có chuyện đặc cách cho doanh nghiệp

Về thông tin cho rằng Cục Bảo vệ thực vật đã để Công ty TNHH Tập đoàn An Nông được kinh doanh đến ngày 30.9.2019 đối với hai loại thuốc bảo vệ thực vật là Cỏ cháy 20SL và Lagoote 210SL đã đóng gói không thể xuất khẩu được nhưng còn hạn sử dụng đang lưu trữ trong kho hoặc lưu thông trên thị trường (dù theo Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV ngày 8.2.2017 của Bộ NNPTNT, các loại thuốc BVTV chứa hoạt chất 2,4D và Paraquat bị loại ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam), ông Hoàng Trung khẳng định:

Không có chuyện Cục Bảo vệ thực vật "đặc cách" cho cá nhân một doanh nghiệp nào. Trước khi có Văn bản số 613/BVTV-QLT ngày 15.3.2019, trên cơ sở kiến nghị của các doanh nghiệp và Hội doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thuốc Bảo vệ Thực vật Việt Nam (VIPA), Cục đã họp với các doanh nghiệp đang còn tồn đọng một lượng nhỏ thuốc thành phẩm có chứa hoạt chất Paraquad để tìm phương án giải quyết. Tại đây, các doanh nghiệp thống nhất cử Công ty TNHH Tập đoàn An Nông đại diện để xử lý vấn đề này.

Trao đổi với báo chí về vấn đề trên, Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung khẳng định, không có chuyện chúng tôi đặc cách cho bất kỳ một doanh nghiệp nào cả. Ở đây phải tính đến lợi ích của doanh nghiệp khi lượng thuốc thành phẩm, đã đóng gói còn rất ít không thể xuất đi được; cũng khó thu hồi (vì chủ yếu nằm ở các đại lý); việc tiêu hủy tốn kém và không đơn giản trong khi để doanh nghiệp, người dân tự xử lý thì có thể tác động đến môi trường nên trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp và VIPA Cục mới có văn bản 613 yêu cầu các doanh nghiệp xử lý dứt điểm lượng thuốc thành phẩm tồn đọng đến 30/9/2019.

Theo Cục trưởng Hoàng Trung, Paraquat là hoạt chất đã được sử dụng ở Việt Nam từ những năm 1990, sau khi có những báo cáo đánh giá tác động đến môi trường, Cục đã chủ động trình Bộ NN-PTNT ra quyết định loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Ngoài Paraquat còn có 13 loại hoạt chất khác cũng đã được loại bỏ cho thấy Cục BVTV đã rất quyết liệt trong vấn đề này.

Ngành thủy sản có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD             

Sơ kết sáu tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ sáu tháng cuối năm, ông Nguyễn Ngọc Oai - quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết với dư địa sản lượng tôm, cá tra và nhóm hải sản, dự báo năm 2019 ngành thủy sản sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD.

Theo ông Oai, trong những tháng cuối năm 2019, ngành đã đặt ra một số mục tiêu chính là tốc độ tăng GDP đạt 4,65%; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 4,69%; kim ngạch xuất khẩu đạt 10,5 tỷ USD... Nhiệm vụ sáu tháng cuối năm rất nặng nên đòi hỏi toàn ngành phải quyết tâm rất cao, tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp thật cụ thể cho từng lĩnh vực mới đạt được kết quả như mong muốn.

 

3.jpg
Chế biến tôm phục vụ xuất khẩu. 

Ông Oai nhấn mạnh, ngành cũng tập trung hơn nữa và phấn đấu gỡ "thẻ vàng" của EC. "Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong những tháng cuối năm vì nếu không gỡ được "thẻ vàng" thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thủy sản, đời sống bà con ngư dân. Do đó, từ nay đến cuối tháng 10/2019, ngành phải tập trung cao nhất khắc phục bốn khuyến nghị của EC. Đến đầu tháng 11/2019, Đoàn kiểm tra của EC sẽ sang Việt Nam.

Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, cho biết thời gian tới, ngành tôm cũng cần triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sức canh tranh.

Theo dự báo, ngành tôm vẫn còn nhiều dư địa phát triển nhưng cần phải tập trung nâng cao chất lượng để vượt qua các hàng rào kỹ thuật của các thị trường khó tính. Đối với cá tra, phải đổi mới liên tục thì mới đảm bảo được sức cạnh tranh trên sân chơi quốc tế.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, cho rằng sáu tháng cuối năm ngành sẽ gặp khó khăn như mưa bão, "thẻ vàng," rào cản thương mại... Do đó, các đơn vị trong ngành cần phải tập trung vào các nhóm giải pháp như việc ưu tiên tổ chức các văn bản triển khai Luật thủy sản, hiện vẫn còn vướng mắc trong triển khai tại các địa phương về vấn đề chứng nhận, xác nhận... Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, đề án nhằm áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng, khai thác thủy sản...

 Theo Tổng cục thủy sản, ước sáu tháng đầu năm, giá trị sản xuất tăng 6,5% (kế hoạch cả năm là 4,69%). Tổng sản lượng thủy sản đạt gần 4 triệu tấn, tăng trên 6% so với cùng kỳ năm 2018. Ước kim ngạch xuất khẩu thủy sản sáu tháng đầu năm đạt 4 tỷ USD, bằng trên 100% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sẽ có hướng dẫn mới trong phòng chống Dịch tả lợn châu Phi

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ với các Bộ ngành, địa phương chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã thông tin về những chuyển biến mới trong công tác phòng chống Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Ngày 9/7 tới đây Bộ NN&PTNT sẽ họp và đưa ra các hướng dẫn mới về phòng chống DTLCP.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khái quát sự nguy hiểm của DTLCP hiện nay và nhấn mạnh: "Nuôi lợn chiếm khoảng 9% tổng giá trị của toàn ngành nông nghiệp. Thiệt hại do DTLCP đến nay đã làm mất khoảng 10% tổng đàn lợn, ảnh hưởng rất lớn đến ngành và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của 2,4 triệu hộ nông dân nuôi lợn".

Đến nay đã có khoảng 2,8 triệu con lợn nhiễm bệnh và công tác kiểm soát vẫn còn rất khó khăn, tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhìn nhận đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác phối hợp chống dịch từ trung ương đến địa phương, giữa chính quyền với nhân dân…

"Hiện nay, đã có 659 xã của hơn 300 huyện và 40 tỉnh sau 30 ngày không còn dịch quay trở lại, đây là tín hiệu rất tốt. Cùng với đó, sau 4 tháng tập trung nghiên cứu quyết liệt phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học và người chăn nuôi đã có 2 trung tâm ra được vaccine cho tín hiệu khả quan về DTLCP. Cụ thể là qua thí nghiệm các lô (6-8 con/lô) thì có khoảng 80% số làm thí nghiệm chứng minh có tác dụng. Sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng thí nghiệm. Từ vaccine trong phòng thí nghiệm ra đến vaccine thương mại còn một quá trình dài nhưng đã có 2 trung tâm ra được vaccine hiệu quả như vậy và chúng ta có quyền hy vọng", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

 

4.jpg
Ảnh minh họa.

 

Một tín hiệu đáng mừng nữa được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin là việc dùng các chế phẩm vi sinh có lợi để tăng cường sức đề kháng của con lợn cũng cho hiệu quả tốt. Cụ thể,  riêng Thừa Thiên Huế có 5 huyện với 1.200 con lợn của 17 hộ gia đình sau khi dùng chế phẩm đã không mắc dịch trong khi xung quanh đều có DTLCP.

Trước đó ngày 2/7, báo cáo về tình hình nghiên cứu DTLCP, bà Nguyễn Thị Lan – Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, qua thử độc lực virus trên lợn, nhóm nghiên cứu đã chọn ra được 3 chủng virus DTLCP có độc lực cao. Xác định được cơ chế sinh bệnh, sự phân bố của virus trong cơ quan con lợn. Đối với đề tài chọn các dòng tế bào thích nghi với DTLCP/Chế tạo tế bào PAM, hiện đã chủ động sản xuất được tế bào PAM đủ dùng và đang thích nghi virus trên 4-5 dòng tế bào khác nhau, hiện đang tìm ra dòng tế bào thích nghi nhất.

Đặc biệt, theo bà Lan, đến nay các nhóm nghiên cứu của Học viện đã tạo được vaccine vô hoạt thế hệ mới và bước đầu có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên diện hẹp.

Đánh giá về độ an toàn của vaccine, bà Lan cho biết, kết quả kiểm tra cho thấy, vaccine an toàn đối với lợn được tiêm phòng và có hiệu quả bảo hộ cao đối với đàn lợn được tiêm phòng (có 83,3% lợn sống khi công cường độc và 100% lợn sống khi nhiễm tự nhiên).

"Tuy nhiên với loại vaccine vô hoạt đã sản xuất ra, cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm thêm trên diện rộng hơn", bà Lan nhấn mạnh./.

 

 

Thanh Tâm (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top