Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 6 năm 2018 | 14:21

Nông nghiệp ĐB sông Hồng: Vải thiều tăng giá trong nước và xuất khẩu

Giá bán vải thiều trên thị trường tăng hơn do hiện nay có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến thu mua vải tiêu thụ trong nước và phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Hải Dương: Giá vải thiều tăng

Theo khảo sát của Trung tâm Xúc tiến thương mại (Sở Công thương tỉnh Hải Dương), ngày 12/6, giá vải thiều tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg so với tuần trước.

Có thời điểm nông dân Thanh Hà bán buôn vải tại vườn 18.000 đồng/kg (vải VietGAP loại 1). Giá bán vải thiều tại vườn ở thị xã Chí Linh từ 8.000-10.000 đồng/kg.

Đến ngày 13/6, thị xã Chí Linh đã tiêu thụ được khoảng 35% sản lượng vải quả. Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) và Công ty CP Nông sản Hưng Việt (Gia Lộc) đang thu mua vải VietGap tại đây để chế biến và xuất khẩu. Sau Lễ hội vải thiều Thanh Hà - Hải Dương năm 2018, giá bán vải quả tại Chí Linh đang tăng, phổ biến đạt trên 10.000 đồng/kg.

8.jpg
Tuần lễ vải thiều Thanh Hà tại Hà Nội thu hút người mua lựa chọn. (Ảnh: TTXVN)

 

Đến ngày 14/6, Công ty Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Thanh Hà (Thanh Hà) đã xuất khẩu được gần 10 tấn vải thiều sang thị trường các nước Anh, Australia và Thái Lan. Theo đại diện doanh nghiệp, vải thiều xuất khẩu sang các thị trường trên được đối tác đánh giá cao và người tiêu dùng đón nhận. Giá bán vải thiều tại siêu thị và cửa hàng hoa quả của Australia dao động từ 3-4 USD/kg (tương đương từ 70.000-90.000 đồng/kg). Riêng vải thiều Việt Nam tại Thái Lan đang được tiêu thụ khá tốt với giá bán tại các siêu thị từ 40.000-50.000 đồng/kg. Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp này xuất khẩu vải sang thị trường Thái Lan. Toàn bộ số vải trên được xuất khẩu qua đường hàng không.

Dự kiến, vụ vải năm nay Công ty Chế biến nông lâm sản xuất khẩu Thanh Hà sẽ xuất khẩu khoảng 230 tấn vải sang 5 nước.

Cùng với đó, vào ngày 16/6, Tuần lễ vải thiều Thanh Hà - Hải Dương tại Hà Nội vừa được tổ chức tại siêu thị Hapromart ở C13 Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình.

Trong tuần lễ này sẽ có khoảng 40 siêu thị, cửa hàng, điểm phân phối Hapromart, Haprofood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và hệ thống siêu thị Intimex khu vực Hà Nội bán vải thiều Thanh Hà. Vải thiều được thu mua từ các vùng vải VietGAP hoặc sản xuất theo hướng VietGAP ở Thanh Hà và được dán tem truy xuất nguồn gốc.

Hapro cam kết phối hợp với Sở Công thương Hải Dương tiêu thụ vải thiều với sản lượng tốt nhất cho nông dân Thanh Hà.

Vĩnh Phúc: Vải thiều Sông Lô vẫn loay hoay tìm thị trường

Huyện Sông Lô có hơn 400ha vải thiều, thuộc các xã Đồng Thịnh, Nhạo Sơn, Tân Lập, Yên Thạch. Nếu như những năm trước, vải thiều được đánh giá là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện thoát nghèo, thì trong mùa vải năm nay, khi chưa kịp mừng vì vải được mùa, người trồng vải lại canh cánh nỗi lo về tình trạng vải thiều rớt giá mạnh.

Nhiều người dân cho biết, mùa vải năm nay, vào thời điểm chính vụ, giá vải thiều bán buôn chỉ dao động từ 6 - 8 nghìn đồng/kg; thậm chí, vải thiều của nhiều hộ đang vào độ chín rộ nhưng rất khó tiêu thụ.

12.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 

"Những năm trước, đa phần thương lái đến thu mua tận vườn, nhưng năm nay, do giá thấp, khó tiêu thụ, nên phần lớn người nông dân phải tự đi bán lẻ tại các chợ. Việc thu hoạch vải thiều khá vất vả và tốn nhiều công chăm sóc, vì vậy, nếu giá bán thấp thì thu nhập từ cây vải mang lại chẳng được là bao”, anh Dương Hải Đông, cán bộ phụ trách Địa chính - Môi trường và Nông nghiệp xã Đồng Thịnh chia sẻ.

Bà Trịnh Thị Bình, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sông Lô cho rằng, sở dĩ vải thiều rớt giá mạnh là do người nông dân trồng vải ồ ạt theo phong trào; sản lượng quá lớn, trong khi đầu ra lại chưa vững chắc.

Hà Nam: Giá lợn hơi tăng nhưng chợ đầu mối vẫn trầm lắng

Mặc dù giá thịt lợn hơi đã tăng trở lại từ một vài tháng nay nhưng hiện tại, tổng đàn lợn trong dân vẫn chưa được hồi phục, nhiều hộ dân vẫn chưa mạnh dạn tái đàn vì giá cả bấp bênh. Thực tế đó khiến không khí mua bán lợn tại chợ đầu mối gia súc, gia cầm Bối Cầu (Bình Lục) khá trầm lắng.

Đến chợ đầu mối gia súc, gia cầm Bối Cầu (Bình Lục) vào khoảng 9 giờ sáng, thời điểm đông nhất trong ngày, nhưng cảnh mua bán khá trầm lắng. Chợ có đến trên 50% số ô thả lợn vẫn trống, người chở lợn đến bán nhiều hơn người mua.

Nếu như trước đây rất nhiều xe ô tô biển số các tỉnh từ Nghệ An, Thanh Hóa, đến Hà Nội, Lào Cai... về thu mua, nay chỉ có vài xe chủ yếu của các địa phương lân cận (Thái Bình, Nam Định).

10.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

 

Qua tìm hiểu tại chợ đầu mối gia súc, gia cầm Bối Cầu chúng tôi được biết, khoảng gần 2 tháng nay kể từ khi giá lợn hơi tăng cao lên trên 40.000 đồng/kg, thị trường lại đảo chiều khá trầm lắng. Mỗi ngày lượng lợn thịt đưa về chợ chỉ khoảng 800 - 1.000 con, bằng 50 - 60% so với trước. Nguồn cung lợn thịt về chợ cũng có biến động nhất định.

Trước đây, khi giá lợn hơi ở mức thấp chủ yếu là lợn thịt được mua từ trong dân, sau đó, khi giá tăng lên, có đến 50% số lợn thịt về chợ là từ trại của các doanh nghiệp. Nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây, lợn thịt của các doanh nghiệp lại "vắng bóng".

Ninh Bình: Trồng ngô ngọt lãi 2 triệu đồng/sào

Mô hình trồng ngô ngọt được thực hiện trên diện tích 12,5ha, tại 2 hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp là Quảng Công và Quang Trung. Giống tham gia thực hiện là giống ngô ngọt lai F1 Golden Cob do Công ty TNHH East-West Seed (Hai mũi tên đỏ) cung ứng giống và được Công ty TNHH Thanh An bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra.

11.jpg
Các đại biểu tham quan mô hình.



Qua quá trình trồng và theo dõi giống ngô này trên đồng đất Yên Thái cho thấy: Golden Cob là giống có khả năng sinh trưởng phát triển khỏe, bộ rễ vững chắc, ít sâu bệnh; thời gian sinh trưởng ngắn chỉ từ 65-75 ngày; chiều cao đóng bắp thấp nên đã hạn chế được hiện tượng cây bị ngã đổ. Đặc biệt Golden Cob cho bắp to, đầy, dài, hạt thẳng hàng, vàng đẹp rất thích hợp cho chế biến. Trọng lượng bắp trung bình 0,49 kg/bắp, năng suất đạt 600-652 kg/sào. Giống ngô này ăn rất ngọt và mềm bởi lớp vỏ lụa mỏng hơn so với các giống ngô thông thường khác.

Với đơn giá thu mua 4.100 đồng/kg, giá trị thu hoạch của 1 sào trồng ngô ngọt Golden Cob dao động từ 2,4-2,7 triệu đồng/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), trừ chi phí đầu tư, bình quân 1 sào cho lãi từ 1,8-2 triệu đồng.

Thái Bình: Lúa được mùa, nông dân phấn khởi

Vụ xuân năm 2018, toàn tỉnh Thái Bình gieo cấy 78.744ha, trong đó giống lúa chất lượng cao chiếm 42%, lúa lai chiếm 14%, còn lại là giống lúa thuần năng suất. Nhờ tình hình thời tiết thuận lợi, bà con nông dân vào cuộc tích cực, bảo đảm các khâu kỹ thuật theo yêu cầu đồng thời có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, theo đánh giá của ngành Nông nghiệp, đây là vụ được mùa toàn diện do giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giá thóc, gạo cao hơn trung bình nhiều năm.

Tính đến ngày 12/6, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 60.000ha, năng suất bình quân ước đạt gần 72 tạ/ha.

Thanh Hóa: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật ở xã Phú Nhuận

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Phú Nhuận (Như Thanh- Thanh Hóa) ban đầu chỉ là những hộ nhỏ lẻ nuôi theo phương pháp truyền thống, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình.

Qua quá trình phát triển, đến nay, toàn xã có 100 hộ nuôi ong với gần 1.000 đàn. Các hộ nuôi ong đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, sản phẩm từ ong được sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, nhờ đó chất lượng ngày càng được nâng lên, khẳng định được thương hiệu, uy tín, đáp ứng nhu cầu thị trường.

13.jpg
Chăm sóc đàn ong nuôi. (Ảnh minh họa: TTXVN)

 
Trong đó, có một số hộ mạnh dạn đầu tư nuôi với số lượng lớn như, gia đình ông Lê Mạnh Hồng, thôn Phú Quang. Sau gần 30 năm gắn bó với nghề, ông Hồng đã có 200 đàn ong, cho thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm. Gia đình anh Lê Ngọc Ban, ở thôn Thanh Sơn đã có hơn 5 năm nuôi ong lấy mật, từ 5 đàn ong ban đầu đến nay anh đã có 60 đàn ong. Thu nhập bình quân mỗi năm từ tiền bán ong giống và mật sau khi trừ chi phí cho lãi từ 50 - 70 triệu đồng...

Bắc Ninh: Hiệu quả từ mô hình dưa lưới trong nhà màng

Đầu năm 2018, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh Bắc Ninh xây dựng 3 nhà màng với tổng diện tích 7.500m2 để trồng dưa lưới, rau cải và cà chua.

Qua khảo sát và học hỏi nhiều địa phương, nhận thấy dưa lưới là loại quả có giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên, Trung tâm tiến hành trồng 4.000 gốc trong nhà màng có diện tích 2500m2. Hai giống dưa được trồng là Inthanon và Rangipo do một công ty của Hà Lan trực tiếp sang cung cấp. Sau đó hạt được ươm vào khay từ 10 đến 12 ngày mới tiến hành trồng. Các loại phân bón cho cây là trấu hun, phân chuồng,… và một số phế phẩm vi sinh được sử dụng theo quy định giúp hạn chế sâu bệnh và dùng trong trường hợp cây bị bệnh.

14.jpg
Mô hình trồng dưa lưới tại Tiên Du mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 
Theo anh Nguyễn Duy Trường, Kỹ sư của Trung tâm: Trồng dưa lưới trong nhà màng quan trọng nhất là công đoạn thụ phấn, phải thực hiện hoàn toàn bằng tay. Sau 75 ngày, cây cho ra quả to, có vị ngọt, được tiêu thụ tại các siêu thị với giá bán buôn 40 nghìn đồng/kg và bán lẻ 80 nghìn đồng/kg./.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top