Sáng ngày 16/6, tại siêu thị C13 Thành Công, Hà Nội, Hapro và Intimex đã tổ chức giới thiệu, quảng bá, phân phối và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (Hải Dương).
Hiện, Thanh Hà có diện tích trồng vải khoảng 3.865ha, chiếm 40% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Vải thiều Thanh Hà được trồng đầu tiên ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn.
Thị trường tiêu thụ chính của vải thiều vẫn là thị trường nội địa, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và khu vực Miền Trung, Tây Nguyên. Tại những thị trường này, ngay từ đầu vụ Sở Công thương tỉnh Hải Dương, UBND Huyện Thanh Hà đã có kế hoạch đẩy mạnh việc tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị lớn như: Metro, Co.opmart, Big C, Vinmart, Hapromart, Intimex… Dự kiến. sản lượng tiêu thụ từ 5 – 6 tấn vải quả/ngày. Tổng sản lượng dự kiến tiêu thụ toàn vụ năm 2018 vào khoảng 75 – 80 tấn.
Hapro và Intimex đã và đang triển khai chương trình quảng bá, phân phối và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà – Hải Dương tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng thực phẩm an toàn Hapromart, Haprofood của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và hệ thống siêu thị Intimex Home&Food của Công ty CP Intimex tập trung tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh,…
Với thế mạnh và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh thương mại của mình, Hapro và Intimex sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Hải Dương để triển khai các hoạt động quảng bá thương hiệu, truyền thông rộng rãi, tổ chức sự kiện “Tuần lễ vải thiều Thanh Hà – Hải Dương tại Hà Nội” tại siêu thị Hapromart C13 Thành Công, Hà Nội vào ngày 16/6. Chương trình được tổ chức có bài bản, quy mô với sự tham gia của lãnh đạo UBND TP. Hà Nội, UBND tỉnh Hải Dương và lãnh đạo các sở, ngành của Hà Nội, Hải Dương, các cấp chính quyền Quận Ba Đình, Huyện Thanh Hà, đối tác, bạn hàng lớn của Hapro và Intimex… chắc chắn sẽ tạo được sức hút và tiếng vang lớn.
|
DANH SÁCH SIÊU THỊ INTIMEX
|
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.