Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 9 năm 2020 | 10:29

Nông nghiệp miền Trung: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tại địa phương

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, ngay từ lúc này tại một vài địa phương trên các tỉnh miền Trung, bà con nông dân đang tích cực hăng say, cải thiện nâng cao sản lượng nông nghiệp, đem lại hiệu quả về kinh tế.

Nghệ An: Độc đáo làng nghề chuyên săn “tôm bay”

Đến mùa thu hoạch lúa, “tôm bay” (hay còn gọi là châu chấu) sinh trưởng và tập trung rất nhiều trên các cánh đồng lúa. Năm nào cũng vậy, vào thời điểm này, hàng chục gia đình ở xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) tỏa đi khắp mọi nơi để giăng bẫy, săn bắt châu chấu.

 

bna_a16817794_992020.jpg
Người dân xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu) giăng bẫy bắt châu chấu. Ảnh: Việt Hùng – Báo Nghệ An

Ông Nguyễn Văn Tài, người dân xã Quỳnh Thanh cho biết: "Một năm 2 vụ thu hoạch lúa nên người dân trong làng đều tận dụng thời cơ này để săn bắt châu chấu, kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày, bình quân một gia đình 3 lao động trong nhà đi khắp các xã trong và huyện để giăng bẫy, bắt châu chấu.

Từ đầu mùa đến nay thương lái thu mua với giá rất cao nên mỗi ngày gia đình tôi thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng. Nếu chịu khó đi xa, khoản thu nhập này kéo dài hết cả tháng, không nghề gì có thể thu nhập cao hơn mà trong khi đó vừa bảo vệ được mùa màng".

Theo tìm hiểu tại chợ Chúc Sơn (Hà Nội), sau khi tôm bay được nhập từ Nghệ An ra thì giá bán còn tăng lên. Loại châu chấu còn chân và cánh có giá 200.000 - 250.000 đồng/kg. Loại cắt cánh sạch sẽ có giá 300.000 đồng. Tuy có giá cao nhưng được bắt vào đúng vụ, lại an toàn nên món đặc sản này được người sành ăn ở phố thị hoặc các nhà hàng tìm mua về chế biến món ăn.

Hà Tĩnh: Địa phương đầu tiên thí điểm 16ha lạc giống “bảo quản ngoài đồng ruộng"

Để tạo ra loại lạc giống chất lượng tốt, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa triển khai thí điểm gieo 16ha lạc thu đông bằng kỹ thuật phủ bạt ni lông để nhân giống vụ xuân năm sau tại 4 xã.

 

92d4185022t96116l0.jpg
Bà con nông dân đang gieo giống. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Những năm qua, vẫn còn tình trạng người dân một số địa phương hám lợi mua lạc giống trôi nổi trên thị trường khiến nhiều diện tích khi thu hoạch bị sụt giảm sản lượng, thậm chí mất trắng. Để khắc phục tình trạng này, huyện Nghi Xuân đã trích kinh phí 100 triệu đồng hỗ trợ bà con nhân dân các xã thực hiện việc “để lạc giống ngoài đồng ruộng”.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân Lê Thanh Bình cho biết: "Nghi Xuân là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh triển khai gieo lạc nhân giống để hỗ trợ bà con Nhân dân trên địa bàn. Theo tính toán, tháng 1 năm 2021, 4 xã trên sẽ thu hoạch được 32 tấn lạc giống tương ứng với số tiền 160 triệu đồng. Nếu thành công, năm 2021, huyện tiếp tục mở rộng diện tích gieo giống để bà con chủ động trong sản xuất".

Quảng Bình: Người Mày trồng thành công lúa nước trên ruộng bậc thang

Nhằm góp phần bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các bản vùng biên giới rẻo cao, UBND xã Trọng Hóa (Minh Hóa) đã triển khai thử nghiệm mô hình lúa nước trên ruộng bậc thang ở bản Dộ - Tà Vờng. Sau một thời gian thử nghiệm, mô hình được đánh giá là thành công, có thể nhân rộng trên địa bàn.

 

images677740_ru_ng_b_c_thang_.jpg
Thu hoạch lúa nước trên ruộng bậc thang ở bản Dộ - Tà Vòng. Ảnh : Báo Quảng Bình

 

Để triển khai thực hiện mô hình này, UBND xã Trọng Hóa đã tuyên truyền, vận động gia đình ông Hồ Khiên (người Mày thuộc dân tộc Chứt), là Chi hội trưởng nông dân bản Dộ - Tà Vờng đứng ra đảm nhận gieo trồng và chăm sóc.

Các đơn vị, đoàn thể trong xã đã hỗ trợ giống lúa, phân bón và nhân công để gia đình ông Hồ Khiên khai hoang diện tích đất ven suối, đắp bờ, dẫn nước từ suối tạo thành ruộng bậc thang để gieo trồng. 

Sau hơn 3 tháng thử nghiệm gieo trồng theo phương thức hạn chế sử dụng phân bón hóa học, chủ yếu sử dụng phân bón hữu cơ, không sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất đều đạt yêu cầu. Cụ thể, cây lúa trồng ở bản Dộ-Tà Vờng có thời gian sinh trưởng 93 ngày (thời gian sinh trưởng của giống TH6 là 90-95 ngày); năng suất đạt hơn 50 tạ/ha. 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top