Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 30 tháng 11 năm 2021 | 14:44

Nông nghiệp Quảng Ngãi một năm nhìn lại

Năm 2021, Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng được 77 cánh đồng mẫu trong sản xuất lúa, lạc và dưa hấu, với tổng diện tích 1.651,2ha. Tuy ảnh hưởng nặng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng năng suất, sản lượng các cây trồng và vật nuôi vẫn đạt và tăng...

Ngày 30/11, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi tổ chức hội nghị Sơ kết sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản năm 2021, định hướng kế hoạch năm 2022, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022.
 
Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.

 

Năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi tăng
 
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2021, tổng sản lượng lương thực ước đạt 500.353 tấn (thóc 441.611 tấn, ngô 58.742 tấn), đạt 102,19% kế hoạch năm. So với năm 2020 sản lượng lương thực tăng 4,74% (22.660 tấn).
 
Về cây lúa, diện tích gieo sạ là 72.558 ha, đạt 100,69% kế hoạch năm; tăng 2,34% (1.656 ha) so với năm 2020; năng suất bình quân ước đạt 60,8 tạ/ha, tăng 3,12% (1,84 tạ/ha) so với năm 2020; sản lượng 441.611 tấn, đạt 102,72% kế hoạch năm, tăng 5,45% (22.810 tấn) so với năm 2020.
 
Quang cảnh hội nghị.
Về cây ngô, diện tích 10.221 ha, đạt 98,93% kế hoạch năm, năng suất bình quân ước đạt 57,7 tạ/ha, sản lượng 58.955 tấn, đạt 98,73% kế hoạch năm. So với năm 2020, diện tích tương đương, năng suất tăng 0,14% (0,1 tạ/ha) và sản lượng tăng 0,11% (63 tấn).
 
Đối với rau các loại, diện tích gieo trồng 13.877 ha, năng suất bình quân ước đạt 170 tạ/ha, sản lượng 235.975 tấn. So với năm 2020, diện tích tăng 15,6ha, năng suất tăng 0,02% (7,1 tạ/ha), sản lượng tăng 4,51% (10.177 tấn).
 
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có có 80,0 ha lúa, 22,15 ha rau các  loại và 46,05 ha cây ăn quả được chứng nhận VietGAP. Ngoài ra còn có các cơ sở ứng dụng công nghệ cao trong việc sản xuất rau, củ quả (sản xuất rau thủy canh) với tổng diện tích 2.280m2, sản lượng 51,2tấn/năm.
 
Trong năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh đã chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm khác với diện tích là 693,9ha (chuyển sang ngô: 182,9ha; lạc: 110ha; rau các loại: 31,2ha; đậu các loại: 16,0ha; mỳ: 15,1ha; cỏ chăn nuôi: 135,2ha; cây khác: 191,9ha; cây lâu năm (cây keo): 30ha).
 
Chuyển đổi từ đất trồng mía, trồng mỳ kém hiệu quả là 310 ha (chuyển sang lạc: 200,0ha; rau các loại: 80,0ha; cây lâu năm (cây keo): 30,0ha). Công tác chuyển đổi từ đất trồng lúa còn thiếu liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chưa đảm bảo khâu tiêu thụ mang tính bền vững.
 
Xây dựng 77 cánh đồng lớn
 
Năm 2021, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng được 77 cánh đồng mẫu trong sản xuất lúa, lạc và dưa hấu, với tổng diện tích là 1.651,2ha (lúa: 61 cánh đồng với 1.423,4ha; lạc: 11 cánh đồng với 172,8ha; dưa hấu: 05 cánh đồng với 55ha); giảm 05 cánh đồng (khoảng 34,0ha) so với năm 2020.
 
Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa.
Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng nhiều cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa.

 

Cơ cấu giống được sử dụng trong mô hình, gồm: Giống lúa Bắc Thịnh, Hà Phát 3, TBR225, MT10, ANS 1, VTNA2, Đài Thơm 8, Thiên Hương (QNg6), QNg13, OM6976, DT45, ĐT100, năng suất bình quân từ 62-73,4tạ/ha. Giống lạc Sẽ, LDH01, năng suất bình quân từ 28tạ/ha. Giống dưa hấu Đại Phú, năng suất bình quân khoảng 400tạ/ha. 
 
Ở Thành phố Quảng Ngãi có mô hình sản xuất rau an toàn tổng diện tích 16,5ha (Tịnh Long: 2,5ha; Nghĩa Dũng: 10,2ha; Nghĩa Hà: 3,8ha) cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha/năm.
 
Ở huyện Mộ Đức có 29 cánh đồng (diện tích mỗi cánh đồng từ 5 ha trở lên) với tổng diện tích 343,0ha; ước doanh thu bình quân đạt 179 triệu đồng/ha. Với công thức: luân, xen canh ớt - đậu - rau các loại; lạc - ớt – khổ qua; lúa - dưa - lúa; dưa – bắp – lúa, . . .
 
Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn, các mô hình luân canh, xen canh được triển khai có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
 
Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN&PTNT đánh giá: Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định hơn so với cùng kỳ năm 2020. Việc chuyển đổi phương thức chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại đang tiến triển tích cực; sản lượng thịt hơi ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn do dịch bệnh xảy ra, giá cả thấp và khó khăn trong khâu tiêu thụ; bệnh dịch tả lợn châu Phi còn xảy ra trên diện rộng, người chăn nuôi heo gặp nhiều khó khăn trong việc tăng đàn; bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò xảy ra trên toàn tỉnh; bệnh lở mồm long móng ở gia súc đã xảy ra tại 8/13 huyện, thị xã, thành phố; gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
 
Năm 2021, dịch Covid-19 làm cho một số sản phẩm nuôi trồng khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng. Tuy nhiên, người nuôi đã quan tâm hơn đến các biện pháp hạn chế một số dịch bệnh trên tôm nuôi như: chấp hành tương đối tốt lịch thời vụ và cơ cấu giống tỉnh đã khuyến cáo; lựa chọn sử dụng tôm giống tốt có nguồn gốc; cải tạo ao hồ trước vụ nuôi đúng quy trình.
 
Một số hộ nuôi tôm áp dụng thành công các mô hình nuôi tôm lót bạt, áp dụng kỹ thuật nuôi thưa, nuôi ghép với các đối tượng khác đã hạn chế được dịch bệnh trên tôm nuôi,... đã góp phần đem lại thành công cho vụ nuôi năm 2021. Sản lượng tôm nuôi, ốc hương, cao hơn các năm qua.
 
Sản xuất nông nghiệp, thủy sản vẫn còn chịu tác động bất lợi của thời tiết, dịch bệnh; đặc biệt năm 2021, dịch Covid-19 làm cho một số sản phẩm nông, thủy sản không có thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất. Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò, dich tả lợn châu Phi xảy ra ảnh hưởng đến việc tái đàn.
 
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào nhiều nhưng doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn ít; chưa tạo được mối liên kết giữa nhà nông và doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, những cánh đồng mẫu lớn cũng chỉ mới tập trung cho cây lúa, các cây trồng khác có hiệu quả cao hơn chưa được quan tâm đúng mức; đầu ra cho sản phẩm thiếu ổn định (cây ớt).
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

Top