Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 5 tháng 2 năm 2022 | 13:49

Nuôi cá đặc sản giữa sông Hậu thu tiền tỷ

Ông Lý Văn Bon, nuôi 30 bè cá thát lát cườm, chạch lấu, cá hô, tra dầu… theo tiêu chuẩn VietGAP giữa sông Hậu, kết hợp du lịch, thu mỗi năm 5-7 tỷ đồng.

Từ bờ sông Hậu tại phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, chiếc đò ngang chạy khoảng 10 phút là ra đến bè cá của ông Bon, nơi giữa dòng nước sâu và chảy mạnh. Chủ nhân bè cá là người đàn ông, 56 tuổi, da rám nắng, rắn chắc, đang tất bật chăm sóc đàn cá, dọn dẹp, trang hoàng cơ ngơi đón năm mới.

 

Trang trại nuôi cá của ông Bon nằm giửa sông Hậu. Ảnh: Cửu Long

Trang trại nuôi cá của ông Bon nằm giữa sông Hậu. Ảnh: Cửu Long

 

Xách xô rải thức ăn cho các bè cá thát lát cườm đang lớn mạnh, ông Bon nói, "cơn bão" Covid-19 được khống chế, hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi, thị trường tiêu thụ khá tốt nên đầu ra khả quan hơn. "Mấy tháng qua, xưởng chế biến chả cá thát lát của gia đình hoạt động lại, tiêu thụ hơn trăm tấn cá tồn đọng trong mùa dịch nên mừng lắm", ông nói.

22 năm trước, người đàn ông này là cán bộ hải quan xin nghỉ, ra giữa sông Hậu lập bè nuôi cá. "Ban đầu tôi làm 2 bè nuôi cá bằng gỗ, rộng khoảng 100 m2 nuôi cá điêu hồng bán. Việc làm ăn thuận lợi nên quy mô ngày càng mở rộng thêm", ông Bon nói và cho biết đến năm 2012 số người nuôi loại cá này quá nhiều nên sản phẩm dư thừa, giá giảm mạnh.

Thua lỗ, ông Bon rẽ sang nuôi các loại cá đặc sản, quý hiếm. Thát lát cườm là loại cá đầu tiên được ông chọn để đầu tư. Cá nuôi bao nhiêu cũng bán hết. Để gia tăng lợi nhuận, ông quyết định đầu tư xưởng sản xuất chả cá.

Đến nay, ông Bon sở hữu 30 bè cá với diện tích 7.000 m2, với hơn 10 loại cá đặc sản, quý hiếm như thát lát cườm, cá hô, cá trà sóc, cá bảo ngọc (cá mú nước ngọt), cá tra dầu, cá tra cờ, cá heo, chạch lấu, cá éc ... được nuôi theo tiêu chuẩn Vietgap. Trong số này, phần lớn có giá bán sỉ 100.000 – 400.000 đồng mỗi kg.

Hiện ông Bon đã nhân giống được cá thát lát cườm, cá chạch lấu, nghiên cứu nhân giống cá heo đặc sản của sông Mekong... Ngoài ra ông còn nuôi hơn 10 con cá Hồng Vỹ (còn gọi là cá trê đuôi đỏ ở khu vực sông Amazon, Nam Mỹ). Mỗi con nặng hàng chục kg và cá Koi, cá trê hồng, cá bắn nước... trong bè để kết hợp phục vụ khách du lịch tham quan.

"Bè cá nằm cạnh Cồn Sơn, nơi có mô hình nông dân làm du lịch vườn. Chúng tôi kết nối với nhau để phục vụ du khách gần xa, trải nghiệm việc chăm sóc, cho cá ăn, massage cá...", ông Bon nói và cho biết khi du lịch được phục hồi mỗi tháng ông kiếm hơn 10 triệu đồng.

 

Cá éc đặc sản sông Hậu đang cạn kiệt được nuôi tại bè của ông Bon. Ảnh: Cửu Long

Cá éc đặc sản sông Hậu đang cạn kiệt được nuôi tại bè của ông Bon. Ảnh: Cửu Long

 

Hằng năm, cá thát lát từ bè nuôi thu hoạch 600-800 tấn. Ngoài cung cấp 300-500 kg cá tươi cho các đại lý, thương lái ở TP. HCM, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận, số còn lại được chế biến thành chả cá cung ứng cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích trong nước và thị trường Nhật, Úc... Cộng với việc bán hàng tấn cá đặc sản sông Mekong, ông Bon thu nhập mỗi năm 5-7 tỷ đồng.

Lý do chọn giữa sông Hậu làm nơi khởi nghiệp, ông Bon nói mình xuất thân là kỹ sư thuỷ sản nhưng khi học xong làm trái nghề. Làm hải quan được vài năm, thấy không phù hợp nên ông xin nghỉ để nuôi thuỷ sản. Ông chọn sông Hậu vì nơi đây có nhiều loại cá tự nhiên sinh sống, sinh sản, không thiếu oxy, nước sạch, xa các khu dân cư...

Cuối năm 2021, ông Bon là một trong 63 người được Hội nông dân Việt Nam trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2021". Hiện, ông ấp ủ ý tưởng biến cơ sở của mình thành viện bảo tồn các loài cá quý hiếm, đặc sản của sông Mekong...

Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top