Nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn ở TP Hà Tĩnh, thu lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/ha
Mô hình nuôi tôm thâm canh 3 giai đoạn tuần hoàn ứng dụng công nghệ vi sinh của anh Nguyễn Văn Hòa cho sản lượng đạt 8,5 tấn/ha, lợi nhuận hơn 500 triệu đồng/ha. Đây là mô hình đầu tiên ứng dụng công nghệ này ở Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh).
Mô hình triển khai thả giống từ đầu tháng 5/2020 với 60 vạn tôm giống trên diện tích 1ha. Quá trình nuôi, gia đình anh Hòa được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi Hà Tĩnh hướng dẫn chi tiết về quy trình chăm sóc, ứng dụng công nghệ nuôi hiện đại và hoàn toàn sử dụng chế phẩm sinh học.
Tôm được nuôi bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường giúp con nuôi hấp thụ dinh dưỡng triệt để, tăng cường sức đề kháng. Sau hơn 75 ngày, tôm đạt trọng lượng 50 - 60 con/kg, năng suất đạt trên 8,5 tấn/ha tôm thương phẩm; doanh thu hơn 1 tỷ đồng/vụ, trừ chi phí, mô hình cho thu lãi trên 500 triệu đồng/ha.
Mô hình nuôi tôm 3 giai đoạn gồm có 1 giai đoạn ương và 2 giai đoạn nuôi. Theo đó, hệ thống ao nuôi được thiết kế tới 3 ao, gồm: ao ương, ao nuôi giai đoạn 1 và ao nuôi giai đoạn 2. Các ao ương và nuôi được thiết kế hình tròn hoặc vuông khung sắt mạ kẽm để chống gỉ, lót bạt HDPE xung quanh. Bên cạnh đó, mô hình còn có hệ thống chứa và xử lý nước, chất thải. Nguồn nước để nuôi tôm bơm từ ngoài vào đều được diệt khuẩn, loại bỏ mầm bệnh kỹ lưỡng trước khi thả tôm.
Theo đánh giá của ngành chuyên môn, nuôi tôm 3 giai đoạn giúp tôm đạt tỷ lệ sống cao, khoảng 80%; trong khi nuôi thông thường chỉ đạt tỷ lệ sống bình quân 65%. Người nuôi quay vòng vụ nhanh, có thể nuôi 2 - 3 vụ/năm; môi trường trong từng giai đoạn nuôi ít biến động, ngăn ngừa dịch bệnh, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, quy trình nuôi dễ thực hiện, phù hợp với cả quy mô nhỏ lẻ lẫn trang trại.
Sau thành công của mô hình, TP Hà Tĩnh sẽ tiếp tục thử nghiệm, triển khai nhân rộng trên các vùng nuôi tại địa phương, góp phần ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, mang lại năng suất, chất lượng cao. Từ đó, phát triển ngành Nông nghiệp TP Hà Tĩnh theo hướng bền vững gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.