Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 28 tháng 2 năm 2016 | 11:13

OM 108 và OM 341 được bầu chọn là 2 giống lúa triển vọng vụ đông xuân 2015-2016

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2015-2016 nhằm giới thiệu các giống lúa mới, triển vọng do Viện nghiên cứu chọn tạo.

Các đại biểu tham gia đánh giá các giống lúa triển vọng tại Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long vụ đông xuân 2015 - 2016.

Theo các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL, muốn có giống lúa mới để đưa vào sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn như lai tạo, chọn dòng thuần, so sánh sơ khởi, đánh giá hậu kỳ và khảo nghiệm tính thích ứng để chọn ra các giống có đặc tính vượt trội so với các giống trước đó và được gọi là giống triển vọng. Dịp này, Viên Lúa giới thiệu 18 giống lúa được nhân giống trình diễn để chọn ra những giống lúa mới triển vọng ngắn ngày, năng suất cao, phẩm chất gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất ở vùng ĐBSCL. Các giống lúa có những ưu điểm vượt trội, thích nghi được với các điều kiện bất lợi của thời tiết như khô hạn, phèn, mặn… vừa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Qua bình chọn đã có 2/18 giống cùng dẫn đầu danh sách giống lúa triển vọng là OM 108 và OM 341 chiếm 46,34% trên tổng số phiếu bình chọn. Trong đó, giống OM 108 cho năng suất 8,16 tấn/ha ở vụ đông xuân và 5,2 tấn/ha ở vụ hè thu. Giống này có phẩm chất gạo tốt, cơm mềm xốp, có mùi thơm nhẹ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; có khả năng chống chịu tốt với rầy nâu và đạo ôn cấp 2, chịu mặn từ 4-5 %0. Đối với giống OM 341, năng suất lúa trong vụ đông xuân đạt từ 7,8-9 tấn/ha, vụ hè thu 5-6,8 tấn/ha. Hạt gạo trong, thon dài, ngon cơm. Giống này có kháng rầy nâu cấp 3 và kháng bệnh đạo ôn từ cấp 3-cấp 5.

Qua đánh giá các giống lúa triển vọng trong vụ đông xuân 2015-2016, các đại biểu cũng kiến nghị Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu, chọn tạo, đưa vào sản xuất những giống lúa mới có khả năng chống chịu những điều kiện bất lợi của thời tiết như nóng, hạn, mặn hoặc các giống ngắn ngày để đảm bảo phù hợp với thời vụ xuống giống của các địa phương trong vùng. Đặc biệt, bên cạnh các giống lúa này có khả năng thích ứng trước bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt nhằm đảm bảo an ninh lương thực của vùng, Viện cần nghiên cứu, bổ sung thêm các giống phẩm chất tốt, năng suất cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • NHCSXH TP. Lào Cai: Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn

    NHCSXH TP. Lào Cai: Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top