Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 12 năm 2019 | 20:54

Phạm Văn Yên: Làm kinh tế giỏi, hoạt động Đoàn tích cực

Với những kết quả tiêu biểu trong phát triển sản xuất, năm 2018, anh Phạm Văn Yên, 29 tuổi, Phó Bí thư đoàn thị trấn Đức An (Đắk Song - Đắk Nông) được Trung ương Ðoàn trao tặng Giải thưởng Lương Ðịnh Của.

Mạnh dạn trong phát triển kinh tế

Sinh ra tại tỉnh Ninh Bình, năm 2000 Yên theo cha mẹ đến sinh sống, lập nghiệp tại miền đất hứa Đắk Nông. Hoàn thành chương trình học phổ thông, anh theo học và tốt nghiệp Trung cấp Đồ họa. Sau khi trải qua một vài công việc ở cơ quan nhà nước, năm 2013, Yên quyết định trở về tổ 2, thị trấn Đức An lập nghiệp. Từ đây anh cũng bén duyên với công tác đoàn ở địa phương với vai trò ban đầu là  Bí thư Chi đoàn tổ dân phố 2.

Thuận lợi của Yên trên con đường lập nghiệp chính là được gia đình cho 1,5 ha đất rẫy. Đất đai, khí hậu phù hợp, nên Yên đã chọn cà phê và hồ tiêu là 2 cây trồng chủ lực để làm giàu. Trên mảnh đất 1,5 ha đó, gần 1.000 cây cà phê và 800 cây tiêu lần lượt được xuống giống.  

Đến năm 2016, Yên quyết định mua thêm 2,5 ha đất để mở rộng sản xuất; tiếp tục trồng thêm 1.000 cây cà phê, 1.200 cây hồ tiêu và trồng xen nhiều cây ăn trái khác.

Ngoài trồng trọt, để tận dụng thức ăn sẵn có trong vườn, Yên còn đầu tư chăn nuôi dê sinh sản kết hợp thêm chăn nuôi gia cầm. Hướng đi trên giúp nhà nông trẻ này vừa tăng thêm thu nhập vừa đáp ứng nhu cầu phân hữu cơ cho các loại cây trồng.

 

Giải thưởng này là động lực để anh Phạm Văn Yên nỗ lực hơn.Giải thưởng này là động lực để anh Phạm Văn Yên nỗ lực hơn.

Anh Phạm Văn Yên chia sẻ, đối với sản xuất nông nghiệp, cần cù thôi vẫn chưa đủ, muốn làm giàu phải thường xuyên áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Chính vì vậy, ngoài học tập kinh nghiệm của những mô hình thành công ở địa phương, tôi còn dành thời gian nghiên cứu qua nhiều tài liệu khác.

“Sự cố gắng trong lao động sản xuất, giúp tôi thu được quả ngọt. Cụ thể, thu về 8 tấn tiêu khô, 7 tấn cà phê nhân, gần 6 tấn sầu riêng và bơ. Chưa trừ chi phí, tôi thu khoảng 1 tỷ đồng/năm”.

Năng nỗ với công tác Đoàn

Khi điều kiện kinh tế ổn định giúp Yên có điều kiện tham gia công tác Đoàn tốt hơn. Đặc biệt, anh còn giúp nhiều đoàn viên, thanh niên khó khăn có thêm điều kiện phát triển kinh tế. Hiện mô hình kinh tế của Yên đã tạo việc làm ổn định cho 5 lao động thường xuyên ở địa phương và 12 lao động theo mùa vụ. Ngoài ra, anh còn giúp đỡ các đoàn viên vay thêm vốn không lãi suất để phát triển kinh tế.

 

Anh Phạm Văn Yên (bên trái) đang trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu với thanh niên địa phương.Anh Phạm Văn Yên (bên trái) đang trao đổi kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu với thanh niên địa phương.

 

Anh Đào Duy Cường, người dân tổ 2, thị trấn Đức An cho biết, năm 2014 tôi sang Đắk Song lập nghiệp, khi ấy cuộc sống rất khó khăn, toàn bộ vốn liếng chỉ đủ mua 1ha đất trắng. Việc đầu tư tiếp vượt khả năng của gia đình tôi. Tuy nhiên, may mắn khi gặp được Yên và được Yên giúp đỡ KHKT và cho vay 20 triệu đồng không tính lãi. Giờ đây 1.000 cây hồ tiêu của gia đình đã cho thu hoạch, cuộc sống cũng đã ổn định.

Đại diện Huyện đoàn Đắk Song đánh giá, từ khi còn là cán bộ Đoàn ở TDP, sau đó là Phó Bí thư Đoàn thị trấn, tôi thấy Yên là cán bộ luôn tâm huyết, có trách nhiệm với công việc. Vì vậy, các phong trào hoạt động Đoàn ở thị trấn sôi nổi, hiệu quả hơn các địa phương khác. Hơn nữa, Yên là một cán bộ Đoàn giỏi trong phát triển kinh tế, là tấm gương để Đoàn viên, thanh niên trên địa bàn đến tham quan, học tập.

Với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế, Yên là một trong 50 thanh niên nông thôn tiêu biểu trong cả nước được TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIII năm 2018.  Giải thưởng trên là một động lực để Phạm Văn Yên gặt hái được thành công hơn trong phát triển sản xuất gắn với phát triển công tác Đoàn ở địa phương.  

 

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top