Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2018 | 20:59

Phấn đấu đưa Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Kon Tum tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, liên kết sản xuất; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phấn đấu đưa tỉnh trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia...

 

duoc-lieu.jpg

Kinh tế - xã hội Kon Tum phát triển tương đối toàn diện: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, 6 tháng đầu năm tăng 7,9%, dự kiến cả năm 2018 tăng trên 9,25%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh...

Tuy nhiên, Kon Tum vẫn là tỉnh nghèo, còn khó khăn; quy mô kinh tế và thị trường còn nhỏ, nhiều tiềm năng lợi thế của tỉnh chưa được phát huy; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu đồng bộ; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp chưa bền vững, thiếu liên kết; các doanh nghiệp hầu hết là quy mô nhỏ, thương hiệu và chất lượng sản phẩm chưa cao, chỉ số PCI cấp tỉnh ở mức thấp, chất lượng nguồn lực còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển...

Để khắc phục những tồn tại trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tỉnh Kon Tum cần tổ chức triển khai đồng bộ các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2018, tạo nền tảng vững chắc cho những năm tiếp theo; tổ chức sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 xây dựng các cấp chính quyền liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích đổi mới sáng tạo khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh để thu hút các nhà đầu tư; tăng cường quản lý đầu tư, hạn chế tình trạng chậm, không triển khai dự án.

Đồng thời, tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng cường hợp tác, liên kết mở rộng quy mô sản xuất; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển nhiều thương hiệu nông sản; xây dựng chỉ dẫn địa lý, nâng cao giá trị và phát triển bền vững những sản phẩm thế mạnh của tỉnh; tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp dược, phấn đấu đưa tỉnh Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia; có chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu quốc gia cho sâm Ngọc Linh, đặc biệt chú trọng bảo tồn nguồn gen thuần chủng của sâm Ngọc Linh.

Đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng, bản sắc văn hóa các dân tộc; hình thành các khu, tuyến, điểm du lịch và kết nối với các tuyến du lịch của địa phương khác; đẩy mạnh xúc tiến và khuyến khích người dân tham gia quảng bá du lịch; xây dựng Kon Tum trở thành điểm du lịch quan trọng của khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.

Cùng với đó là tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm đến quản lý về quy hoạch, đất đai, tài nguyên, môi trường, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh tài nguyên, khoáng sản...; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt và bảo vệ môi trường; làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh trồng rừng tập trung, tái sinh rừng tự nhiên, nâng cao độ che phủ rừng.

Chú trọng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; chăm lo, thực hiện tốt các chính sách người có công, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên nguồn lực, lồng ghép hiệu quả để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bảo đảm phát triển bền vững...

 

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top