Phát triển chăn nuôi bền vững: Phải có con giống tốt
Diễn đàn với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” là nơi để chia sẻ những khó khăn mà bà con vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang phải đối mặt...
Từ năm 2015 đến nay, Việt Nam nói chung và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng chịu tác động trực tiếp của hiện tượng biến đổi khí hậu. Đợt Elnino mạnh và kéo dài nhất trong lịch sử (năm 2015-2016) làm cho nắng nóng xuất hiện sớm và kéo dài, mùa mưa đến muộn và kết thúc sớm, cộng với lượng mưa ít gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước trầm trọng ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Hạn hán kéo dài đã làm cho hàng trăm ngàn con gia súc (dê, cừu, bò) tại các tỉnh Nam Trung Bộ rơi vào tình trạng thiếu thức ăn và nước uống, một số khu vực đã xảy ra hiện tượng gia súc bị chết do mất sức đề kháng. Dự báo mùa khô năm nay tình trạng hạn hán, thiếu nước vẫn có khả năng xuất hiện cục bộ ở một số khu vực thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ vốn có cơ cấu vật nuôi khá đa dạng. Đây là khu vực có lợi thế phát triển chăn nuôi gia súc như: lợn, bò, cừu, dê,…
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017, các tỉnh Nam Trung Bộ có tổng đàn bò 1.269 nghìn con, đàn trâu 173,9 nghìn con, đàn lợn 2.163,2 nghìn con; dê 192 nghìn con (tăng 52,9% so với năm 2011), cừu 163,9 nghìn con (tăng 89,9% so với năm 2011).
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, tình hình chăn nuôi tại 8 tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) trong 5 năm gần đây có sự biến động không đáng kể.
Các sản phẩm chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm tương ứng của ngành chăn nuôi cả nước. Riêng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng năm 2017 đạt 86,1 nghìn tấn, chiếm 26,8% sản lượng thịt bò của cả nước. Tỉnh có sản lượng thịt bò nhiều nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Sản lượng thịt cừu hơi xuất chuồng đạt 1,6 nghìn tấn, chiếm 85,8% sản lượng thịt cừu của cả nước. Trong đó, sản lượng thịt cừu của Ninh Thuận chiếm 97,3% tổng sản lượng thịt cừu toàn vùng.
Để giúp bà con nông dân trong vùng phát triển những mô hình chăn nuôi hiệu quả, đặc biệt là đối với các loại vật nuôi chủ lực của vùng trong điều kiện thời tiết biến đổi bất thường, ngày 13/6, tại Quảng Ngãi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”.
Phát biểu khai mạc, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nói: “Diễn đàn là nơi để chia sẻ với những khó khăn mà bà con vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đang phải đối mặt. Diễn đàn của chúng ta sẽ thảo luận cởi mở, cùng chia sẻ những thông tin, kiến thức và những kinh nghiệm quý báu của “4 nhà” xung quanh chủ đề “Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”.
Những mô hình chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó là, các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi, như: Sử dụng công nghệ khí sinh học (biogas), đệm lót sinh học. Người chăn nuôi đã thấy được hiệu quả của các phương pháp này đối với sức khỏe vật nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe con người, giảm giá thành chăn nuôi đồng thời cung cấp nguồn phân bón cho cây trồng...
Tỉnh Quảng Nam cũng đã triển khai mô hình liên kết sản xuất trong chăn nuôi heo theo phát triển bền vững; mô hình chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc từ nguồn phế phụ phẩm... rất có hiệu quả và đang được nhân rộng ở một số xã xây dựng nông thôn mới.
Phải có con giống tốt
Theo các tham luận tại Diễn đàn, đều có chung một giải pháp là để chăn nuôi bền vững và phát triển ổn định phải có con giống tốt. Khuyến khích người chăn nuôi sử dụng các giống mới năng suất cao. Vì thế, cần đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống tại chỗ; chọn lọc, nuôi dưỡng và bảo tồn các nguồn giống quí của địa phương. Mặc khác, cần thực hiện công tác quản lý giống một cách nghiêm ngặt để tạo nguồn giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi của tỉnh.
Thực hiện chuyển đổi cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện của biến đổi khí hậu, đặc điểm sinh thái của địa phương. Tăng cường nuôi những đối tượng vật nuôi sử dụng được nước mặn như vịt biển, ong, chim yến, dê, cừu, gà địa phương…
Nhập khẩu một số giống gia súc, gia cầm có khả năng chịu được hạn hán tốt về lai tạo với giống địa phương để tạo ra các tổ hợp lai thích ứng với điều kiện chăn nuôi hạn hán của vùng.
Áp dụng thụ tinh nhân tạo, sử dụng tinh bò, tinh lợn của các giống bò, lợn có năng suất cao để cải tạo nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò, lợn.
Các giải pháp về thức ăn, thú y, chuồng trại… cũng được trung tâm khuyến nông các tỉnh trong khu vực quan tâm, chia sẻ.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.