Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 1 năm 2022 | 21:44

Phát triển ngành muối phải theo tín hiệu thị trường

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu rõ, đầu tư và liên kết phát triển ngành muối phải theo tín hiệu của thị trường.

Tại hội thảo trực tuyến “Xúc tiến đầu tư và liên kết sản xuất tiêu thụ muối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ muối” diễn ra chiều nay ở Hà Nội, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nêu rõ, đầu tư và liên kết phát triển ngành muối phải theo tín hiệu của thị trường.

 

lam-muoi.jpg
Ảnh minh họa.

 

Phát triển tự phát, chất lượng muối không cao chủ yếu làm thủ công; cơ sở chế biến quy mô nhỏ; chuỗi sản xuất chưa có liên kết là những tồn tại và hạn chế của ngành muối hiện nay. Nghịch lý cho thấy, trong khi chi phí sản xuất cao, giá bán thấp và lượng muối tồn kho hàng năm vẫn lớn thì các nhà máy chế biến vẫn thiếu nguyên liệu, hàng năm vẫn phải nhập khẩu từ 400.000 - 600.000 tấn muối đáp ứng nhu cầu nguyên chế biến trong nước.

Ông Bùi Xuân Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần muối Việt nêu ý kiến: “Chúng ta có rất nhiều tiềm năng sản xuất muối với nhu cầu cao nhưng diêm dân vẫn làm theo cách truyền thống giống nhau về cách làm chỉ sản xuất muối thô bởi vậy rất khó cạnh tranh. Ở đây cần có Hiệp hội và liên kết chặt chẽ với nhau để cùng làm và phải đa dạng các chủng loại để đáp ứng các yêu cầu của chế biến của ngành thực phẩm và công nghiệp”.

Chia sẻ kinh nghiệm liên kết tiêu thụ muối ở Pháp, bà Marion Chaminade Tham tán nông nghiệp, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho rằng: “Xây dựng chỉ dẫn địa lý, chúng tôi phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra phân khúc thị trường đối với người tiêu dùng. Ở Pháp thì các doanh nghiệp do nông dân quản lý và thành lập phải cùng nhau đóng góp những chi phí và cùng nhau chia sẻ những rủi ro. Cùng với đó trong liên kết sản phẩm phải đa dạng hóa nhiều kênh tiêu thụ hiệu quả nhất”.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, để nâng cao vị thế và giá trị của ngành muối cần bắt đầu từ nhu cầu của thị trường theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn.

“Phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Trên cơ sở truyền thống nghề muối lâu đời các địa phương và Bộ cùng phối hợp tiếp tục nâng cao chất lượng ngành muối để đáp ứng thị trường thông qua các tiêu chuẩn, quy chuẩn từ đó để hướng dẫn người nông dân triển khai nâng cao chất lượng của ngành” - Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Theo ước tính, nhu cầu sử dụng muối của nước ta hiện nay từ 1,5 - 1,6 triệu tấn/năm. Dự báo đến năm 2030, nhu cầu muối là khoảng 2 triệu tấn/năm. Sản lượng muối bình quân trong những năm gần đây của Việt Nam chỉ đạt xấp xỉ 1 triệu tấn/năm nên mỗi năm nước ta phải nhập khẩu từ 400.000 - 600.000 tấn muối để đáp ứng nhu cầu chế biến trong nước.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top