Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 7 năm 2016 | 3:21

Phiên chợ nông sản, thực phẩm an toàn sẽ mở cửa hàng ngày từ 1/8

Kể từ ngày 1/8/2016, Chợ nông sản, thực phẩm an toàn sẽ được mở cửa hàng ngày từ 7h30 đến 19h30 tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại số 489, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, hứa hẹn sẽ tiếp tục giải nhiệt nhu cầu mua sắm nông sản thực phẩm an toàn cho người dân Thủ đô.

Đông đảo người dân đến mua sắm tại phiên thứ tư, ngày 26/7.

Giữ vững mục tiêu các sản phẩm bày bán trong phiên chợ phải là nông sản thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận VietGAP, Global GAP, ASC, sản phẩm của các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn... phiên chợ thứ 3 (từ ngày 24-26/6/2016) đã diễn ra thành công và nhận được những phản hồi tích cực của người tiêu dùng. Không những thế, ngay tại phiên chợ, người dân Thủ đô cũng dễ dàng mua được những đặc sản vùng miền, những rau quả đúng vụ thơm ngon với giá cả và chất lượng đảm bảo.

Qua 3 phiên tổ chức, phiên chợ đã trở thành điểm đến quen thuộc của hàng nghìn lượt khách Thủ đô. Hàng trăm hợp đồng cung cấp sản phẩm tại các địa phương, các đầu mối tiêu thụ tại các khu công nghiệp tập trung, các chuỗi nhà hàng, siêu thị, hệ thống các nhà trường, bệnh viện trong khu vực có nhu cầu tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi đã được ký kết.

 Phiên chợ nông sản, thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp lần thứ 4 (từ 26/7 đến 31/7) với quy mô gần 100 gian hàng sẽ tiếp tục trưng bày, giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm sạch an toàn và vật tư nông nghiệp (rau, củ, hoa quả, thịt, cá, trứng, đồ hộp, hải sản chế biến, bánh kẹo, cà phê, chè, nước trái cây, sữa, nước giải khát…) có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đến từ các đơn vị sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản đã được xác nhận kiểm soát an toàn, đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo chuỗi; được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP về trồng trọt và chăn nuôi hoặc các đơn vị sản xuất nông sản, thực phẩm đã có thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó, tại phiên chợ còn trưng bày, giới thiệu và cung ứng các sản phẩm vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất có chất lượng và giá trị ứng dụng cao của các doanh nghiệp, đơn vị uy tín trong và ngoài nước.

Nhiều loại rau quả tươi ngon được bày bán tại phiên chợ.

Ngoài việc đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, Ban tổ chức còn phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Trung tâm kiểm định và chứng nhận sản phẩm nông nghiệp của TP.Hà Nội tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm tất cả các sản phẩm được bày bán ngay tại phiên chợ nhằm giúp người tiêu dùng nâng cao hiểu biết về dư lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng chất bảo quản thực phẩm và đồ uống… chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt.

Theo ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Trưởng ban tổ chức phiên chợ): Có thể quy mô của chương trình này không lớn nhưng nó lại có ý nghĩa là truyền thông ban đầu cho người tiêu dùng, thông qua đó, giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được những “Địa chỉ xanh – Nông sản sạch”; đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người đang ngày đêm sản xuất nông sản, thực phẩm có trách nhiệm thực sự với sản phẩm mình làm ra và cung cấp ra thị trường. Ban tổ chức phiên chợ mong muốn đây sẽ là mô hình thí điểm hiệu quả để các địa phương học tập kinh nghiệm, từ đó làm tốt ở cơ sở của mình.

Sau khi Phiên chợ nông sản, thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp lần thứ 4 kết thúc thì bắt đầu từ tháng 8/2016, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp sẽ tổ chức “Chợ nông sản thực phẩm an toàn và vật tư nông nghiệp thường xuyên” tại Khu Hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại (Số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Khu chợ sẽ mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ 7h30 đến 19h30.

Khánh Nguyên

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

  • "Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập"

    UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024, với chủ đề: “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam nâng tầm và hội nhập”. Festival sẽ diễn ra từ ngày 11- 14/7 tại Thành phố Tam Kỳ.

  • Người góp sức làm sạch, đẹp những miền quê ở Hà Tĩnh

    Người góp sức làm sạch, đẹp những miền quê ở Hà Tĩnh

    Gặp Ths Dương Thị Ngân – nữ “thủ lĩnh” của Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo Hà Tĩnh (Sở KH&CN) tôi không khỏi khâm phục bởi bên trong vóc dáng nhỏ bé ấy lại là một nguồn nội lực, niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học để cải thiện chất lượng cuộc sống, chị cũng là người dành rất nhiều tâm huyết cho nông thôn mới Hà Tĩnh, luôn được đồng nghiệp tin yêu, người dân mến phục.

Top