Do lệnh cấm đánh bắt hàng năm nên Philippines bắt buộc phải tăng cường nhập khẩu các sản phẩm cá nục gai và cá thu để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước. Hai thị trường được tìm đến nhiều nhất là Trung Quốc và Việt Nam.
Sản lượng đánh bắt cá ngừ mắt to của quốc gia này đã giảm 41,1%, trong khi sản lượng khai thác cá ngừ chù của nước này thấp hơn 21,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng của nước này giảm 19,9% và lượng cua xanh giảm 22,1% so với một năm trước.
Nói về nguyên nhân của sự sụt giảm trên, Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines William Dar cho biết, vào đầu tháng 10 nước này có kế hoạch tăng nhập khẩu cá nục gai và cá thu từ Trung Quốc và Việt Nam, trước lệnh cấm đánh bắt hàng năm ở nước này, The Philippine Star đưa tin ngày 28/11. Quyết định nhập khẩu thêm 60.000 tấn cá của Philippines cũng không thể giúp giảm giá trong nước.
Từ ngày 1/11/2021 đến ngày 31/1/2022, tất cả các hoạt động đánh bắt ở Palawan, Biển Visayan và Zamboanga sẽ bị cấm để bảo vệ các loài cá - chủ yếu là cá nục - trong mùa sinh sản cao điểm của chúng. Chính sách này cũng nhằm giải quyết các vấn đề đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu, ông Dar nói.
Hội đồng quản lý nguồn lợi thủy sản và nghề cá quốc gia của Philippines và các nhà khai thác thủy sản Navotas, một nhóm đánh cá địa phương, cảnh báo lệnh cấm này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trong nước khoảng 30.000 tấn cá, đồng thời cho biết quyết định nhập khẩu hơn gấp đôi lượng cá thiếu hụt có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vực khai thác thủy sản của địa phương.
Họ cũng lưu ý rằng nhập khẩu đã không kìm hãm được đà tăng của giá cá nội địa, vốn đã tăng mạnh gần đây do giá nhiên liệu cao và điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến nỗ lực đánh bắt. Dữ liệu thị trường từ Bộ Nông nghiệp Philippines cho thấy, giá cá nục, vốn rất phổ biến ở thị trường nội địa, vẫn nằm trong khoảng 200 PHP đến 240 PHP (4,00 USD và 4,80 USD, 3,50 EUR và 4,20 EUR)/kg.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.