Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 2 năm 2016 | 9:56

Phú Yên: Khát vọng về một mùa biển thắng lợi lớn

Với quan niệm nếu chuyến biển đầu năm làm ăn suôn sẻ thì may mắn cả năm, sáng 15-2, hàng trăm ngư dân ở Phú Yên tất bật chuẩn bị cho chuyển mở biển đầu năm trở lại ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa, mang theo khát vọng về một mùa biển thắng lợi.

“Lộc” đầu năm

Tại cảng cá Phú Lạc, ngay từ sáng sớm ngày 15-2, khi những con tàu sau chuyến biển trước Tết Nguyên đán đánh bắt cá ngừ đại dương xa bờ chở đầy cá tiến vào bờ cũng là lúc hàng trăm người có mặt cảng cá. Những con cá ngừ đại dương tươi rói và còn hăng nồng vị biển đầy ắp được mọi người nhanh chóng chuyển vào bờ đưa đi tiêu thụ. Trên khuôn mặt của ngư dân, ai cũng hớn hở vui mừng vì phiên biển đã trúng đậm cá. Không khí lao động khẩn trương cộng với tiếng cười nói rộn rã của người mua, kẻ bán làm cho cả cảng cá trở nên náo nhiệt.

Các chủ tàu phấn khởi khi "trúng lộc" cá ngừ đại dương đầu năm

Ngư dân Nguyễn Tuấn Thanh, một trong nhiều chủ tàu cập cảng Phú Lạc, phấn khởi cho biết, năm nay được mùa cá ngừ đại dương hơn mọi năm nên ngư dân ai cũng phấn khởi. Theo anh Thanh, sau gần một tháng ra khơi, tàu khai thác được nhiều thì hơn 60 con, ít nhất cũng được từ 30 - 40 con cá ngừ đại dương. Trừ chi phí, ngư dân thu về từ 100 triệu đồng mỗi tàu. “Cách đây gần một tháng, gia đình tôi quyết định đi chuyến biển trước Tết Nguyên đán. Muốn có cái tết ấm như mọi người trên bờ nên anh em bạn tàu đã chuẩn bị đầy đủ bánh tét, củ kiệu, mang theo chút dư vị của ngày Tết ra biển, tàu của tôi đã ra biển cùng với 10 thuyền viên, đánh bắt cá ngừ tại quần đảo Trường Sa được 50 con, trọng lượng hơn 2,2 tấn, sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 100 triệu đồng”, anh Thanh cho biết.

Khao khát về ngư trường

Cũng vào ngày 15-2, ngay từ sáng sớm, nhiên liệu, đá lạnh cùng các nhu yếu phẩm cần thiết đã được đưa lên tàu đầy đủ tại cảng cá phường 6, TP. Tuy Hòa (Phú Yên). Ai cũng nung nấu quyết tâm và hy vọng sẽ thắng lới trong phiên biển này. Ông Trần Lê Hạ, một ngư dân có thuyền đánh bắt xa bờ cho biết, sau tết, thời tiết trên biển đang có sóng yên biển lặng nên hàng trăm tàu cá đều tranh thủ rời cảng cá vượt biển trở lại Hoàng Sa, Trường Sa mưu sinh. Sáng 15-2 (nhằm mùng 8 tết), cửa biển Đà Diễn bị bồi lấp, khiến các tàu cá của các ngư dân gặp nhiều khó khăn khi ra biển. “Để đưa được tàu ra biển, chúng tôi chỉ còn cách bỏ lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nhu yếu phẩm ở lại rồi lái tàu ra cửa biển đến cảng cá Phú Lạc để không bị mắc cạn rồi mua, vận chuyển lương thực, thực phẩm xuống tàu để kịp ra khơi đầu năm. Tuy chi phí của chuyến biển này cao hơn nhưng ngư dân cũng phải chấp nhận. Nếu không làm cách này, chuyến biển sẽ trễ và khó mà thu hồi được vốn”, ông Hạ nói.

Tàu cá bị mắc cạn nên các chủ tàu vận chuyển thực phẩm lên tàu cho chuyến biển mới bằng thúng chai

Vội vã tiếp nhiên liệu, nhu yếu phẩm, chuẩn bị cho chuyến biển, chủ tàu Đào Hậu cho hay: “Đầu năm mới nên tinh thần anh em hết sức phấn khởi. Để không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác hải sản, ngay từ lúc cho tàu về bến nghỉ Tết Nguyên đán, anh em bạn tàu đã giao kèo trước là sau tết, mùng 8 là ra khơi. Vậy nên tình trạng “khát” lao động như mọi năm đã không xảy ra”.

Theo Trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng, ngày 15-2, khoảng 110 tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân TP Tuy Hòa đã đăng ký đều xuất bến qua cửa biển Đà Diễn, còn hơn 50 tàu còn lại đang neo đậu phía trong cửa biển Đà Diễn chưa xuất bến do cửa biển bị bồi lấp. Hiện nay, các ngành chức năng đang phối hợp với ngư dân để hướng dẫn tàu thuyền ra vào cửa biển đảm bảo an toàn.

Anh Thi

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top