Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 17 tháng 8 năm 2017 | 10:6

Phú Yên: Không quy hoạch vùng nuôi tôm hùm sẽ thành thảm họa

“Trong thời gian tới, nếu Phú Yên không quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là quản lý vùng nuôi tôm hùm thì đó sẽ là thảm họa lớn, gây thiệt hại nặng nề cho người dân về kinh tế”, PGS.TS Nguyễn Phú Hòa, Trường đại học Nông lâm TP. Hồ Chi Minh cho biết như vậy tại Hội thảo “Giải pháp quy hoạch chi tiết và quản lý nuôi tôm hùm bền vững ở Phú Yên” do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức.

Toàn cảnh hội thảo

Tôm chết do ô nhiễm môi trường

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hoàng Văn Trà, cho rằng, Phú Yên là một trong những tỉnh miền Trung có tiềm năng, thế mạnh về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi trồng thủy sản lợ mặn. Nghề nuôi tôm hùm ở Phú Yên hình thành từ năm 1990 với khoảng vài trăm lồng, bè. Đến nay, toàn tỉnh đã có khoảng 33.000 lồng nuôi, sản lượng thu hoạch đạt từ 650-680 tấn/năm; định hướng đến năm 2020 đạt 950 tấn/năm; giá trị đạt hàng ngàn tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngành nuôi thủy sản mặn lợ nói chung và nuôi tôm hùm nói riêng của tỉnh vẫn đang đối mặt với rủi ro cao về ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Điển hình như đợt cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 2017 đã xảy ra tình trạng tôm hùm chết hàng loạt trên vịnh Xuân Đài (TX. Sông Cầu), gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi. Theo thống kê của TX Sông Cầu, đợt cuối tháng 5 và đầu tháng 6-2017, số tôm chết lên đến 2 triệu con với gần 1.000 hộ nuôi ảnh hưởng.

Ông Hoàng Văn Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên phát biểu tại hội thảo

Theo ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi thồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tôm hùm phân bố khá rộng nhưng được nuôi tập trung ở 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, các tỉnh còn lại có nuôi như Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu nhưng khá ít. Năm 2016, sản lượng tôm hùm nuôi cả nước đạt hơn 1.300 tấn, chủ yếu là loài tôm hùm bông và tôm hùm xanh, đã đem lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng cho những người dân nuôi tôm hùm lồng. Địa phương nuôi nhiều nhất là Phú Yên (31.995 lồng, sản lượng 650 tấn) và Khánh Hòa (25.259 lồng, sản lượng 592 tấn), chiếm hơn 90% sản lượng tôm hùm nuôi lồng của cả nước (1.313 tấn), các tỉnh còn lại chỉ chiếm 3,5 dến 4%.

Ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi thồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản chia sẻ bên lề hội thảo

Tôm hùm thực sự là loài hải sản có giá trị cao, mang lại thu nhập đáng kể cho người nuôi. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng số lượng lồng nuôi tại Phú Yên và Khánh Hòa đã xuất hiện sự ô nhiễm cục bộ và bùng phát dịch bệnh trên tôm hùm nuôi, gây thiệt hại lớn cho người dân những năm gần đây.

Năm 2016, có 7.124 lồng nuôi bị thiệt hại (chiếm 12,1%) tại hầu các tỉnh có nuôi tôm hùm như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Trong 3 tháng đầu năm 2017 đã có 17.514 lồng nuôi tôm hùm tại Phú Yên bị thiệt hại với tỷ lệ 10-20%. Các bệnh thường gặp là bệnh sữa, bệnh đỏ thân và đen mang, trong đó bệnh sữa xuất hiện nhiều nhất và gây thiệt hại nhiều nhất cho người nuôi. Riêng trong tháng 5-2017, Phú Yên đã có trên 769.000 con tôm hùm lồng (khoảng 400 tấn) bị chết, ước thiệt hại trên 700 tỷ đồng. Tỉnh này cũng đang giữ “kỷ lục” cả nước về thiệt hại tôm hùm lồng.

Thảm họa lớn nếu không quy hoạch chi tiết

Ngư dân Bùi Văn Nhân (xã Xuân Thịnh, TX. Sông Cầu, Phú Yên) đề nghị: “Tôi tha thiết đề nghị chính quyền và các nhà khoa học nghiên cứu nhanh chóng quy hoạch, quản lý chặt môi trường nuôi thủy sản. Bởi hàng ngày nhiều tấn thức ăn thừa, đủ loại rác thải, bao bì… chìm nổi lềnh bềnh, khiến các loài thủy sản ngộp thở, đặc biệt là tôm hùm nuôi nên năm nào cũng bị dịch bệnh, tôm chết hàng loạt. Thiệt hại, thua lỗ thì người nuôi gánh chịu”.

Ngư dân Bùi Văn Nhân tham gia đóng góp ý kiến

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Hòa (Đại học Nông lâm TP. Hồ Chi Minh), hiện đang có một nhóm nhà khoa học tập trung ráo riết cho đề án độc lập “Nghiên cứu giải pháp xử lý ô nhiễm và quản lý môi trường vùng nuôi tôm hùm tập trung vịnh Xuân Đài, Sông Cầu, Phú Yên”. “Tôi thấy kinh hoàng khi chứng kiến tình trạng ô nhiễm chất thải tại vịnh Xuân Đài. Mỗi ngày có hàng trăm chất thải đủ loại từ các nhà bè, hoạt động nuôi tôm hùm, hồ nuôi tôm thẻ chân trắng… được xả thẳng xuống vịnh biển này. Lớp bùn độc ấy khi bị bục vỡ, đảo trộn trong nước gây ô nhiễm nặng cho vùng nuôi. Về môi trường, dịch bệnh, thiệt hại ở các vùng nuôi trồng trong thời gian tới, đặc biệt là tôm hùm nuôi chết sẽ tiếp diễn”, PGS.TS Nguyễn Phú Hòa nói.

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên cho rằng, dù tỉnh đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn lợ nhưng các địa phương chưa thực hiện quy hoạch chi tiết vùng nuôi, dẫn đến khó khăn về quản lý, giao, cho thuê mặt nước. Riêng TX. Sông Cầu đã phân vùng nuôi trồng thủy sản trên đầm vịnh cho các xã phường, tuy nhiên việc triển khai và quản lý theo quy hoạch, theo phân vùng được duyệt chưa hiệu quả, người nuôi phát triển tự phát, không khai báo...

Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên phát biểu kết luận

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế, cho hay, chính quyền đang đặc biệt đầu tư nguồn lực, giải pháp bảo vệ các vùng nuôi thủy sản. Về mặc quản lý, tỉnh sẽ sớm chỉ đạo các bộ phận quản lý vùng nuôi và kiểm soát vùng nước; giao trách nhiệm các địa phương quản lý người dân đóng mới, làm mới lồng bè không cho thả xuống vùng nuôi vượt quy hoạch. Tỉnh đang đặt hàng các nhà khoa học vào cuộc mạnh mẽ để cứu vãn môi trường, ổn định ngành kinh tế nuôi tôm hùm./.

Anh Thi

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top