Phú Yên: Thiệt hại sau bão số 12 và lũ lụt gần 455 tỷ đồng
Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, tổng giá trị thiệt hại do ảnh hưởng trực tiếp cơn bão 12 và lũ lụt gây ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ ngày 10 – 12/11 là gần 455 tỷ đồng.
Cơn bão số 12 có diễn biến rất nhanh, hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh đã gây mưa lớn, lũ lụt trên diện rộng khiến công tác chỉ đạo điều hành gặp nhiều nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai - tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành Công điện tập trung triển khai ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 12 và mưa lũ trên địa bàn tỉnh; đồng thời ban hành lệnh cấm biển để đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân.
Lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc sắp xếp, neo đậu tàu thuyền an toàn tại nơi tránh trú, kéo tàu thuyền lên bờ hoặc di chuyển sâu vào đất liền; tổ chức di dời, neo đậu lồng, bè nuôi trồng thủy sản, nhà nổi đảm bảo an toàn, chủ động sơ tán triệt để người dân tại các khu vực nguy hiểm, vùng ven biển, cửa sông, vùng bị triều cường có nguy cơ bị sóng biển tàn phá, ngập sâu.
Tuy vậy, bão lũ vẫn gây thiệt hại đáng kể cho người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, toàn tỉnh có 1 người chết, 111 nhà bị sập, hư hỏng, 21.113 nhà bị ngập nước từ 1 - 3m; hơn 804,4ha lúa vụ mùa tháng 10 - 12 bị thiệt hại; 353,7ha diện tích hoa màu ngã đổ, ngập úng hư hỏng và hơn 3.018ha các loại cây trồng khác bị ngã đổ; 23 tấn lương thực bị hư hỏng; 133,5 tấn muối hư hỏng; 117 con gia súc các loại (trâu, bò, lợn) bị chết và hơn 45.372 con gia cầm (gà, vịt) cuốn trôi; 13 chiếc xuồng dưới 20CV bị chìm trong lúc neo đậu tránh bão; hơn 167,2ha ao đìa nuôi tôm, cua, cá các loại bị thiệt hại từ 50-70% (trên địa bàn thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An); gần 3.000 lồng bè nuôi tôm hùm bị thiệt hại...
“Sau bão, lũ, UBND tỉnh Phú Yên đã kịp thời chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, các địa phương tập trung nguồn lực khắc phục thiệt hại; đồng thời kêu gọi quyên góp ủng hộ cho người dân bị thiệt hại do bão lũ trên địa bàn tỉnh và đã nhận được gần 4,8 tỷ đồng cùng nhiều nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh. Đến nay, các nhu cầu thiết yếu phục vụ người dân như điện, nước, tỉnh đã khôi phục về cơ bản. Tuy nhiên, nội lực của Phú Yên còn nhiều hạn chế.
Để sớm khắc phục hậu quả thiệt hại, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Phú Yên kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ 320 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp và các cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, công nghiệp, xây dựng và các công trình khác bị thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 12 và lũ lụt gây ra”, ông Thế cho biết thêm.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.