Trước khi bão số 12 đổ bộ từ Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà, người dân nuôi thủy sản bằng lồng bè ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) và huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tranh thủ thu hoạch tôm, cá trước mùa vụ bán cho các thương lái để tránh thiệt hại.
Tại cảng cá Vạn Giã, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh vào chiều 9/11, sản lượng thu mua hải sản ở đây tăng gấp 3 lần so với những ngày trước đó tạo nên khung cảnh nhộn nhịp. Cụ thể, giá bán tôm hùm bông giảm từ 100.000 - 300.000 đồng/kg so với ngày thường, dao động từ 700.000 - 1 triệu đồng/kg. Cá bớp giá từ 90.000 - 110.000 đồng/kg, giảm từ 20.000 - 30.000 đồng/kg so với trước khi có thông tin bão đổ bộ…
Theo ngư dân nơi đây, do tôm, cá chưa đến kỳ thu hoạch nên giá bán chỉ được khoảng 70% so với ngày thường. Tuy nhiên, nếu người dân không quyết định thu hoạch thì bão đổ bộ chắc chắn sóng to gió lớn đánh sập bè, cá tôm bị sốc nước chết, lúc đó người dân sẽ mất trắng. “Vớt vát bán được đồng nào hay đồng đó, chờ bão tan, biển êm thì chúng tôi gầy nuôi lại từ đầu”, ông Trần Bông ở thị trấn Vạn Giã cho biết.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.