PVN tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong Top 500 doanh nghiệp VN
Theo công bố Bảng xếp hạng (Profit500) 2019 – Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2019, PVN giữ vững vị trí quán quân.
Ngày 26/11/2019, Vietnam Report tiếp tục công bố Bảng xếp hạng VNR500 – Top 500 doanh nghiệp lớn Việt Nam. Theo đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tiếp tục dẫn đầu với 2 tên tuổi trong Top 10 Bảng xếp hạng (gồm: Công ty mẹ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đứng vị trí thứ 3 và Công ty cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) ở vị trí thứ 7).
Trong 100 doanh nghiệp dẫn đầu Bảng xếp hạng VNR500 năm 2019 còn có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp trong PVN như: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), xếp thứ 14; Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), thứ 21; Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, thứ 25; Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), thứ 33; Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), thứ 84; Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (PETROSETCO), thứ 85.
Trước đó, theo Bảng xếp hạng Profit500 – 2019 được công bố vào cuối tháng 9/2019, PVN đã soán ngôi đầu 3 năm liền trước đó của Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên và vươn lên nắm giữ vị trí dẫn đầu trong Bảng xếp hạng.
Cũng trong tháng 9/2019, Fitch Ratings đã công bố kết quả đánh giá tín nhiệm độc lập của PVN ở mức "BB+", xếp hạng nhà phát hành công cụ nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) lần đầu tiên ở mức "BB" với "triển vọng tích cực". Mức xếp hạng IDR này của PVN tương xứng với hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam (BB/Triển vọng tích cực).
Sự đánh giá cao của các tổ chức uy tín trong và ngoài nước đã khẳng định trở lại vị thế hàng đầu của PVN, tình hình kinh doanh và tài chính ổn định, cũng như triển vọng kinh doanh tích cực trong tương lai. Sự tín nhiệm này củng cố thêm niềm tin cho các nhà đầu tư, tổ chức tài chính trong và ngoài nước, đối tác chiến lược, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động SXKD của PVN.
Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
Công tác xây dựng nông thôn mới (XDNTM) những năm qua được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.