Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 1 tháng 5 năm 2016 | 3:54

Quán cà phê khuyến nông

Mới 5g sáng, ông Út Chấm đã lục tục mở cửa quán cà phê ven sông. Mấy người bạn trong xóm vừa gọi điện kêu mở cửa sớm để họ tới bàn gút lại giá lúa bán cho doanh nghiệp.

Quán cà phê khuyến nông
Nhóm nông dân ấp 6, xã Mỹ Hòa họp bàn chuyện làm ăn ở quán cà phê ông Út Chấm - Ảnh: V.TR.

Khoảng bốn năm nay quán cà phê này là “văn phòng” của một nhóm hơn 30 nông dân ở ấp 6, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp). Họ gọi vui là câu lạc bộ cà phê khuyến nông.

Ngày nào cũng vậy, sáng sớm và chiều tối họ đều có mặt ở đây nói chuyện thời sự, thảo luận kỹ thuật trồng lúa và bàn chuyện hợp tác làm ăn. Mỗi khi bàn xong chuyện giá lúa, họ chuyển sang bàn biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của lúa đang hoành hành khắp nơi.

Ông Út Chấm kể cách đây mấy vụ, khi lúa được 40 ngày thì thân và lá bỗng nhiên tím lại, những bông lúa đã trổ thì không ngậm sữa. Ông nhổ lúa đem về quán cà phê để mọi người thảo luận tìm nguyên nhân.

Ban đầu không ai biết lý do, đến khi dùng kính lúp xem kỹ thì phát hiện nhện gié bu đầy thân và bẹ lúa chứ không phải do vi khuẩn như mấy ông bán thuốc bảo vệ thực vật đoán mò. Đem thuốc trừ nhện phun thì ổn nhưng vụ đó chỉ đạt 50% năng suất.

Cũng nhờ kinh nghiệm này mà nông dân trong câu lạc bộ cà phê khuyến nông hết sợ nhện gié. Lúa được 35 ngày tuổi cứ phun thuốc diệt nhện là yên tâm kê cao gối mà ngủ ngon.

Ông Út Chấm chỉ có 0,5ha đất - là người làm ruộng ít nhất trong câu lạc bộ này. Ông dựng chòi mở quán cà phê ven sông để kiếm thêm đồng ra đồng vô nuôi con ăn học.

Bốn năm trước, bạn bè lối xóm ghé uống cà phê hay than thở lúa bị nhiễm bệnh này hay sâu rầy kia nhưng phun thuốc hoài không có kết quả. Cũng là nông dân trồng lúa nên khi nghe chuyện thì ông xáp vô hỏi thăm rồi bàn cách trị.

Dần dần tất cả những chuyện đồng áng của nông dân ở ấp 6, xã Mỹ Hòa đều được đem ra quán của ông thảo luận. Những ý kiến đề xuất mới lạ đều được đem ra áp dụng.

May mắn là đa số giải pháp từ quán cà phê cho kết quả mỹ mãn nên quán ngày càng đông khách. Vào mùa vụ thường có tới hơn 30 người tụ họp uống cà phê lúc sáng sớm và chiều tối để thảo luận tình hình lúa thóc ngoài đồng.

“Mấy năm qua câu lạc bộ cà phê khuyến nông của tụi tui đã tìm ra hàng chục giải pháp hay để giúp trồng lúa không còn cực nhọc mà năng suất tăng và bán được giá cao. Cũng nhờ vậy mà tui buôn bán được, có tiền lo cho con học đại học năm thứ hai ở Sài Gòn” - ông Út Chấm cười tươi.

GS.TS Võ Tòng Xuân (chuyên gia về nông nghiệp, hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ) nói khi đến gặp nhóm nông dân ở quán cà phê ông Út Chấm: “Tôi chưa từng gặp một nhóm nông dân nào ham học hỏi như thế. Tình yêu của họ đối với mảnh ruộng của mình lớn đến nỗi tôi tin họ có thể làm cho đất đẻ ra tiền được. Nền nông nghiệp VN rất cần nhiều nông dân tiến bộ như thế”.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top